Làm cách nào để học tập hiệu quả hơn 99% các bạn cùng lớp?
Khi chúng tôi tìm kiếm những lời khuyên về học tập hiệu quả, phần lớn bài báo đều đưa ra những lời khuyên giống nhau như: tạo ra một lịch biểu học tập, xem nó thường xuyên, ngủ đủ và v.v.
Khi chúng tôi tìm kiếm những lời khuyên về học tập hiệu quả, phần lớn bài báo đều đưa ra những lời khuyên giống nhau như: tạo ra một lịch biểu học tập, xem nó thường xuyên, ngủ đủ và v.v.
Những tips như vậy hiện giờ có thể là hiệu quả để giúp đạt được mục tiêu, nhưng chúng tôi vẫn muốn giúp bạn thiểu thêm. Chúng tôi sẽ đưa ra những lời khuyên không phổ biến – nhưng sẽ là những lời khuyên sẽ giúp bạn vượt xa hơn 99% các bạn cùng lớp.
6 lời khuyên tuyệt diệu cho học tập thành công
1. Kết hợp nhiều nguồn và tạo nên một mẫu chuẩn cho riêng mình
Nói chung, các học sinh đều mong có những ghi chép tốt và thực tế (từ bạn cùng lớp, các cuốn sách online hay các nguồn khác) và sau đó vội vàng đến trường với cảm giác mình chuẩn bị kỹ lưỡng.
Cách tiếp cận này có thể thành công, nhưng để tốt hơn, và sẽ tốt hơn nếu so sánh các nguồn (sách vở, các bài trình bày, video ,…) rồi kết hợp chúng để cách tạo ra tài liệu học tập cho riêng bạn.
Khi làm vậy, chúng ta có thể chắc chắn rằng các tài liệu học tập của mình không còn là số liệu khô cứng, mà sẽ liên tục được cải thiện. Nếu tìm thấy điều gì mới hoặc thú vị liên quan đến chủ đề, hãy thêm chúng vào tài liệu học tập.
Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các vấn đề vì ta sẽ xem xét nhiều quan điểm. Sau đó chúng ta tạo ra ý kiến cá nhân đã lưu ý về vấn đề này- điều mà hầu hết người khác không làm.
2. Đo sự tiến bộ ngay từ ngày đầu tiên
Không có gì mới đối với các học sinh khi mô tả lại không khí thi cử và tạo ra hoặc trả lời các câu hỏi để xem xét mức độ hiểu về môn học đến đâu. Tuy nhiên hầu hết học sinh kiểm tra kiến thức của mình khi đã quá muộn và các kỳ thi đã đang đến rất gần.
Giải pháp là hãy tạo và làm những bài kiểm tra nhỏ thường xuyên ngay từ khi bắt đầu. Nếu chúng ta có thể tạo được một thói quen cho việc này và kết hợp nó với nề nếp học tập của mình thì chúng ta sẽ biết rõ hơn nhiều về sự tiến bộ của mình như thế nào và bất kỳ những phần mình cần luyện tập thêm. Điều đó không chi giúp ghi nhớ thông tin lâu hơn, mà còn giúp giảm mức độ căng thẳng và giúp chúng ta chuẩn bị sẵn sàng cho một kỳ thi.
3. Làm sao để sử dụng trí thông minh cảm xúc
Trong nhiều trường hợp, điều thực sự phân biệt học sinh xuất sắc không phải là sự thông minh trí tuệ học vấn mà là trí thông minh cảm xúc. “vậy nó là gì?” Trí thông minh cảm xúc liên quan đến khả năng duy trì động lực và giải quyết các tình huống căng thẳng.
Nghiên cứu của Đại học Stanford đã tìm ra rằng chỉ số cảm xúc của học sinh (EQ) thực ra là cơ sở dự đoán thành công tốt hơn là chỉ số thông minh của họ (IQ). Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua phần lớn thời gian buồn chán để học tập cho dù bản thân là một tư duy cố định hay tư duy phát triển. Những người có một tư duy cố định thì vấn đề là không thể thay đổi và thường cảm thấy quá tải, trong khi những người có tư duy phát triển thì sẵn sàng đón nhận thử thách và coi đó là cơ hội để học hỏi điều mới.
Một chiến thuật tốt để xây dựng một tư duy phát triển là đáp ứng nhu cầu học tập trực tiếp. Cố gắng không xem việc học đơn thuần là một phần của thi cử vì điều này sẽ chỉ nhấn mạnh vào việc đi thi thay vì đòi hỏi kiến thức. Nếu chúng ta tập trung vào học thay vì nhồi nhét, chúng ta sẽ hiểu bài và khả năng nhớ lại thông tin về nó sau này sẽ tốt hơn nhiều. Vì vậy tiếp cận học tập theo cách tích cực bằng các xem việc học và kiến thức mới là kết quả sau cùng và cho chính chúng ta.
4. Không so sánh bản thân với người khác
Có vẻ như lạ kỳ khi một trong những lời khuyên về làm thế nào để học tốt hơn 99% người khác lại là không so sánh bản thân với một ai khác, nhưng không có nghĩa là không đúng – cuối cùng, thành công nghĩa là điều gì đó khác biệt trong số chúng ta.
Theo đó, những sinh viên tốp đầu không tập trung vào những việc người bên cạnh sẽ làm vì họ tập trung vào nhu cầu và mục tiêu của cá nhân họ. Bên cạnh đó, so sánh bản thân với người khác chỉ tạo thêm áp lực quá mức và kiềm chế cả động lực và sáng tạo. Đừng sa đà vào cạnh tranh bằng việc cố gắng bắt chước người khác – xem lại điểm 3 và sử dụng trí thông minh cảm xúc để tự tạo động lực cho bản thân để đạt được thành công của riêng mình.
5. Tránh đi đường tắt
Cũng như đã nói ở trên, điều thực sự quan trọng là kinh nghiệm học tập cá nhân của chính mình. Ngay cả khi chúng ta biết cách làm một bài tập trên Internet hoặc từ một người bạn, hãy lùi lại một bước! Tất nhiên chúng ta có thể nhờ những người khác giúp đỡ, nhưng luôn đặt mục tiêu học tập cá nhân của mình lên trước tiên. Nhận thông tin cần thiết về cách học tốt hơn và tìm câu trả lời của riêng mình.
Về lâu dài, điều quan trọng hơn nhiều là đạt được kết quả thông qua nỗ lực và sự cống hiến.
“Sự lười biếng có thể hiện ra hấp dẫn, nhưng làm việc mới mang đến sự hài lòng.”
– Anne Frank, The Diary of Anne Frank –
6. Giao tiếp với người khác
Khi chúng ta nên có mục tiêu học tập cá nhân của riêng mình, thì học tập cũng là một quá trình hợp tác. Có rất nhiều cách học khác nhau và có rất nhiều lợi ích to lớn để xây dựng một mạng lưới địa chỉ liên lạc (giáo viên, bạn cùng khóa, và bất kỳ ai quan tâm) với những người mà chúng ta có thể liên hệ để thảo luận ý tưởng và chia sẻ quan điểm.
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Toàn cầu đã liệt kê có đến 44 lợi ích của việc học tập hợp tác bao gồm các kỹ năng tư duy phản biện được hình thành, và các quá trình tư duy phức tạp.
Chúng ta đã có các chiến thuật, các cách học tập của chúng ta để trở thành một sinh viên ưu tú. Một lời khuyên cho bạn, chỉ sẵn sàng nhờ người khác giúp khi mà chúng ta đã định hình được các kỹ năng học tập của riêng mình và hiểu các vấn đề học tập.
Lê Hải Thanh dịch
Source: https://www.goconqr.com/en/examtime/blog/learn-how-to-study-better/