Chiến thuật dạy học phân hóa: Phân tầng nhiệm vụ học tập
Dạy học phân hóa là một trong những chiến thuật hiệu quả giúp có thể tiếp cận và đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả các đối tượng học sinh. Trong các chiến thuật dạy học phân hóa, Phân tầng nhiệm vụ học tập - một kỹ thuật hiệu quả mà giáo viên có thể áp dụng vào các tiết học. Chiến thuật này được sử dụng dựa trên việc phân chia học sinh thành các nhóm linh hoạt về năng lực và trình độ..
Dạy học phân hóa là một trong những chiến thuật hiệu quả giúp có thể tiếp cận và đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả các đối tượng học sinh. Trong các chiến thuật dạy học phân hóa, Phân tầng nhiệm vụ học tập – một kỹ thuật hiệu quả mà giáo viên có thể áp dụng vào các tiết học. Chiến thuật này được sử dụng dựa trên việc phân chia học sinh thành các nhóm linh hoạt về năng lực và trình độ..
Giống như việc các chiến thuật phân hóa khác, các nhiệm vụ phân tầng giúp học sinh được làm việc phù hợp với năng lực của bản thân. Đồng thời, vẫn có sự tương tác với các bạn thuộc các nhóm năng lực khác.
Có sáu cách chính để cấu trúc các nhiệm vụ học tập theo cấp độ: mức độ thử thách, độ phức tạp, kết quả, quy trình, sản phẩm hoặc nguồn tài liệu hỗ trợ. Giáo viên có thể căn cứ vào nội dung học tập, không gian lớp học để lựa chọn các cách phân tầng nhiệm vụ hiệu quả nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhanh về từng kĩ thuật phân tầng nhiệm vụ trong dạy học phân hóa.
1. Phân tầng dựa trên các mức độ thử thách
Việc phân tầng có thể dựa trên mức độ thử thách mà các nhóm học sinh sẽ giải quyết các bài tập khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng Thang phân loại của Bloom với các cấp độ từ Nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo như một hướng dẫn để phát triển các nhiệm vụ và cấu trúc các câu hỏi theo các cấp độ khác nhau, phù hợp với năng lực học sinh. Ví dụ:
- Nhóm 1:Học sinh dựa vào sách giáo khoa, tái hiện các kiến thức đã đọc để hoàn thành phần điền khuyết.
- Nhóm 2:Những học sinh giải thích, so sánh các nội dung kiến thức đã đọc.
- Nhóm 3: Học sinh thể hiện quan điểm cá nhân về một vấn đề trong bài đọc.
- Nhóm 4: Học sinh đưa ra giải pháp, liên hệ giải quyết vấn đề trên thực tế
- Phân tầng dựa trên sự phức tạp của nhiệm vụ
Khác với việc phân tầng dựa trên độ khó, việc phân tầng dựa trên sự phức tạp của nhiệm vụ đòi hỏi học sinh sẽ cùng làm một bài tập nhưng yêu cầu và mức độ phức tạp khác nhau. Ví dụ, có nhóm sẽ đơn giản chỉ áp dụng công thức để làm bài tập. Nhưng có nhóm sẽ phải tự xây dựng công thức, sau đó mới áp dụng để làm bài tập và ra kết quả. Hoặc một ví dụ khác, như khi học sinh cùng thiết kế poster về tái chế rác thải và bảo vệ môi trường: một nhóm sẽ tập trung vào một quan điểm duy nhất, trong khi nhóm khác sẽ thể hiện poster ở nhiều góc nhìn quan điểm đồng thời thể hiện cả sự đồng tình và phản đối phản đối từng góc độ.
3. Phân tầng dựa trên kết quả đầu ra
Chiến thuật phân tầng này gần giống với việc phân tầng dựa trên sự phức tạp của nhiệm vụ. Nhưng trong trường hợp này, học sinh sẽ sử dụng các bài tập giống nhau, sử dụng các tài liệu giống nhau nhưng kết quả đầu ra sẽ khác nhau cho từng nhóm. Các nhóm có năng lực tốt hơn sẽ được yêu cầu ở mức độ đầu ra cao hơn so với các nhóm khác. Chiến thuật này có thể coi là đơn giản, tiện dụng và được phổ biến nhất trong quá trình dạy học. Nó đặc biệt hữu ích với các học sinh giỏi, khi chúng được thử thách và thể hiện bản thân ở mức độ cao hơn. Nó cũng giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình chuẩn bị.
- Phân tầng nhiệm vụ dựa theo quá trình
Chiến lược dạy học phân hóa này được hiểu đúng như tên gọi của nó—các nhóm học sinh sẽ sử dụng các quy trình khác nhau để đạt được kết quả. Ví dụ, cùng thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu nhiệt độ sôi của nước, nhưng có nhóm học sinh sẽ nghiên cứu tài liệu. Có nhóm, sẽ thực hành đo lường trong các môi trường khác nhau để ra kết quả.
5. Phân tầng nhiệm vụ dựa trên sản phẩm
Các nhiệm vụ học tập phân tầng cũng có thể được thiết kế dựa trên các sản phẩm đầu ra. Giáo viên có thể sử dụng thuyết trí thông minh đa dạng của Howard Gardner để thành lập các nhóm dựa theo sở thích và phong cách học tập cụ thể. Ví dụ: một nhóm sẽ là hình thể/vận động và nhiệm vụ sẽ làt diễn xuất một tiểu phẩm. Một nhóm khác sẽ là hình ảnh/không gian và nhiệm vụ của họ là minh họa bằng một môn hình. Đối với các nhóm có trí tuệ ngôn ngữ có thể sáng tác một bài thơ,…
6. Phân tầng dựa trên nguồn tài liệu hỗ trợ
Việc phân tầng nhiệm vụ dựa trên nguồn tài liệu hỗ trợ có nghĩa là giáo viên kết hợp các tài liệu dự án với các nhóm học sinh dựa trên mức độ sẵn sàng hoặc nhu cầu giảng dạy. Ví dụ, khi dạy về vấn đề đô thị hóa, một nhóm học sinh có thể sử dụng các tài liệu bài báo, tạp chí trong khi nhóm khác có thể sử dụng sách giáo khoa truyền thống. Một số nhóm khác có thể sử dụng các bộ phim tài liệu trên truyền hình. Giáo viên nên chuẩn bị và cung cấp các tài liệu có sẵn để cung cấp cho học sinh dựa trên kiến thức và mức độ sẵn sàng, nhưng cũng xem xét mức độ đọc và hiểu của nhóm.
Làm thế nào để học sinh không thấy “sự phân biệt”
Đôi khi, học sinh có thể đặt câu hỏi tại sao các em lại phải làm các bài tập khác nhau, tại sao các nhóm lại sử dụng các tài liệu khác nhau hoặc yêu cầu đầu ra của các nhóm hoàn toàn không giống nhau. Điều này có thể khiến học sinh cảm thấy bị phân biệt đối xử, hoặc không được đánh giá cao trong lớp học.
Kinh nghiệm giải quyết vấn đề này, là giáo viên cần thống nhất ngay từ đầu, để tất cả học sinh biết rằng mỗi nhóm đang sử dụng các tài liệu khác nhau hoặc hoàn thành các hoạt động khác nhau. Đồng thời, giáo viên nên khuyến khích và tạo cơ hội để mỗi nhóm đều có thể chia sẻ những gì đã học được với cả lớp. Giáo viên cần thể hiện sự khách quan, trung lập khi chia nhóm học sinh, sử dụng số hoặc màu sắc cho tên nhóm thay vì đặt tên nhóm theo cách nhóm giỏi, nhóm khá, nhóm kém,…
Ngoài ra, điều quan trọng là phải làm cho mỗi bài tập phân tầng theo nhiệm vụ trở nên thú vị, hấp dẫn và công bằng như nhau theo kỳ vọng của học sinh. Bạn sử dụng các nhóm và tài liệu linh hoạt, đúng với năng lực và sở thích của học sinh thì hiệu quả đạt được càng cao và học sinh càng cảm thấy không có sự phân biệt hay khoảng cách.
Phân tầng các nhiệm vụ học tập là cách hiệu quả để áp dụng lý thuyết về dạy học phân hóa vào thực tiện. Nó cho phép giáo viên đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh trong khi sử dụng các mức độ nhiệm vụ khác nhau. Nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ tạo ra một mô hình lớp học lý tưởng cho giáo viên và học sinh.
– Nguyễn Hữu Long –