Triết lý nền tảng của Dạy học phân hóa

Hầu hết những gì giáo viên làm trong lớp học của họ đều được hướng dẫn bởi một triết lý giảng dạy nào đó. Dạy học phân hóa sẽ trở nên hiệu quả nếu như giáo viên tìm thấy trong đó một nền tảng triết lý phù hợp với quan điểm cá nhân mình. (Tomlinson, 2014). Những nguyên lý về tiềm năng và quyền học tập của tất cả học sinh, và về vai trò và trách nhiệm của giáo viên chính là nền tảng của việc dạy học phân hóa.

0 49

Hầu hết những gì giáo viên làm trong lớp học của họ đều được hướng dẫn bởi một triết lý giảng dạy nào đó. Dạy học phân hóa sẽ trở nên hiệu quả nếu như giáo viên tìm thấy trong đó một nền tảng triết lý phù hợp với quan điểm cá nhân mình. (Tomlinson, 2014). Những nguyên lý về tiềm năng và quyền học tập của tất cả học sinh, và về vai trò và trách nhiệm của giáo viên chính là nền tảng của việc dạy học phân hóa.

Hầu hết những gì giáo viên làm trong lớp học của họ đều được hướng dẫn bởi một triết lý giảng dạy nào đó. Dạy học phân hóa sẽ trở nên hiệu quả nếu như giáo viên tìm thấy trong đó một nền tảng triết lý phù hợp với quan điểm cá nhân mình. (Tomlinson, 2014). Những nguyên lý về tiềm năng và quyền học tập của tất cả học sinh, và về vai trò và trách nhiệm của giáo viên chính là nền tảng của việc dạy học phân hóa.

1. Sự đa dạng, khác biệt là điều tự nhiên và giá trị

Giáo viên của lớp học phân hóa hiểu và chấp nhận thực tế rằng mỗi học sinh đều có những nền tảng, trải nghiệm và đặc điểm đa dạng. Sự khác biệt giữa các học sinh là điều đáng trân trọng, chứ không phải là thứ cần phải loại bỏ; chúng là tài sản, không phải là gánh nặng, đối với cộng đồng lớp học. Giáo viên tôn trọng học sinh là những cá nhân và là một nhóm, dựa trên những đặc điểm chung và độc đáo.
2. Mỗi học sinh đều có khả năng học tập
Giáo viên trong các lớp học phân hóa biết rằng các biện pháp đánh giá truyền thống như bài kiểm tra và điểm số không phản ánh toàn bộ năng lực của học sinh. Giáo viên cho rằng mọi học sinh đều có đầy đủ năng lực học tập và thành công. Những điểm mạnh nhất của học sinh có thể không bộc lộ rõ ràng và giáo viên phải đào sâu để khám phá ra điều gì sẽ giúp học sinh đó học tập và phát triển năng lực cá nhân.
3. Giáo viên có trách nhiệm trong việc tạo nên thành công và sự tiến bộ của học sinh
Giáo viên của một lớp học phân hóa định nghĩa thành công của học sinh là sự phát triển hướng tới và vượt ra ngoài các mục tiêu, cũng như sự phát triển so với bản thân (ví dụ: nơi bạn bắt đầu so với nơi bạn kết thúc). Sự phát triển này không xảy ra một cách tình cờ; đó là kết quả của việc giáo viên nắm quyền sở hữu và lập kế hoạch cho việc học của tất cả học sinh. Những giáo viên như vậy không bác bỏ hoặc giảm thiểu cơ hội thành công của học sinh dựa trên nền tảng, năng lực, sở thích và phong cách học tập. Họ cam kết làm những gì có thể trong lớp học để đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội tiến bộ.
4. Giáo viên là người bảo vệ mọi học sinh khi bước vào cánh cửa lớp học
Giáo viên của lớp học phân hóa tin rằng các họ chính là người đồng hành, hỗ trợ cho tất cả học sinh trong lớp học của minh. Điều này bao gồm cả những học sinh có năng lực học tập tốt hơn so với mặt bằng chung, cả những em có năng lực kém hơn và những bạn có phong cách học tập đặc biệt.
Có thể nói 4 nguyên lý này cũng là 4 niềm tin cơ bản đặt cơ sở nền tảng cho việc áp dụng và triển khai mô hình dạy học phân hóa. Thật dễ dàng để có thể hình dung việc áp dụng mô hình dạy học phân hóa được thực hiện trong lớp học của một giáo viên có những niềm tin này. Ngược lại, thật khó để hình dung một mô hình phân hóa hiệu quả khi một giáo viên tin rằng sự khác biệt giữa các học sinh là điều không mong muốn hoặc gây phiền toái; rằng có những học sinh học tốt còn có những em không đủ năng lực học tập; rằng thành công của học sinh được xác định bởi các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát và trách nhiệm của giáo viên; hoặc rằng một số trẻ em không thể tiếp cận hoặc không thể dạy được.
Giáo viên của lớp học phân hóa hiểu rằng vai trò của họ có giới hạn, nhưng họ tin rằng họ có khả năng và trách nhiệm để tạo nên sự tiến bộ của tất cả học sinh trong lớp học của mình.
Táo Giáo Dục

Leave A Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.