8 Cách để xây dựng văn hóa tích cực trong trường học ngày nay
Cuộc sống là các mối quan hệ. Xây dựng một môi trường tích cực trong từng lớp học và rộng hơn là trong trường học cũng cần thiết như vậy. Nó tạo nên sự cam kết và bền vững giữa các nhóm nhân viên, giáo viên và nhân viên hỗ trợ. Nhưng bạn có thể khiến điều đó trở thành hiện thực ngay cả với những môi trường thử thách nhất.
Cuộc sống là các mối quan hệ. Xây dựng một môi trường tích cực trong từng lớp học và rộng hơn là trong trường học cũng cần thiết như vậy. Nó tạo nên sự cam kết và bền vững giữa các nhóm nhân viên, giáo viên và nhân viên hỗ trợ. Nhưng bạn có thể khiến điều đó trở thành hiện thực ngay cả với những môi trường thử thách nhất.
Dưới đây là 8 chỉ dẫn để giúp cải thiện và xây dựng văn hóa tích cực trong trường học mà các giáo viên và lãnh đạo trường học có thể tham khảo:
- Xây dựng những mối quan hệ bền chặt
Thành công trong việc tạo ra một trường học được quản lý tốt phụ thuộc nhiều hơn vào chất lượng của các mối quan hệ mà giáo viên tạo dựng với học sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ảnh hưởng đến mọi thứ – từ môi trường xã hội đến thành tích cá nhân của học sinh. Khi học sinh cảm thấy được giáo viên yêu mến và tôn trọng, chúng sẽ thành công hơn ở trường, về mặt học tập và hành vi (Lewis, Schaps & Watson, 1996). Ngược lại, khi mối quan hệ giữa các cá nhân yếu kém và thiếu niềm tin, nỗi sợ hãi và thất bại có thể sẽ bắt đầu định hình văn hóa học đường..
Xây dựng các mối quan hệ bền chặt cần phải là ưu tiên hàng đầu của toàn trường. Bạn đã làm nó như thế nào? Giáo viên cần có thời gian để nói chuyện với học sinh của mình trong và ngoài lớp học. Tất cả mọi nhân viên và giáo viên trong trường cần duy trì những tương tác tích cực với học sinh và thể hiện sự quan tâm thực sự đến cuộc sống, hoạt động, mục tiêu và những khó khăn, thách thức mà các em đang gặp phải.
- Dạy các kĩ năng xã hội cần thiết
Kĩ năng chia sẻ, lắng nghe người khác, thể hiện quan điểm và sự tôn trọng – đây là những kỹ năng xã hội thiết yếu mà chúng ta mong muốn học sinh của mình có được. Nhưng rất tiếc học sinh lại không được học về các kĩ năng nayftrong chương trình. Cho dù đó là học sinh lớp một hay lớp 11, chúng ta vẫn cần chuẩn bị để dạy các kĩ năng xã hội và cảm xúc phù hợp. “Bạn không thể buộc học sinh phải chịu trách nhiệm về điều gì đó mà bạn chưa bao giờ nói với chúng. “Việc dạy các kĩ năng cảm xúc xã hội nên được đối xử quan trọng như các vấn đề học thuật, và học sinh nên được dạy những kỹ năng cần thiết để có những hành vi đúng đắn, phù hợp.” Những hành vi và giá trị này bao gồm sự trung thực, nhạy cảm, quan tâm và tôn trọng người khác, khiếu hài hước, độ tin cậy, v.v. Cùng với tư cách là một giáo viên viên, bạn nên xác định các kỹ năng xã hội mà bạn muốn học sinh của mình có và các thói quen từng bước để dạy chúng.
- Cùng chung mục tiêu, tầm nhìn
Mỗi cá nhân, mỗi lớp học đều góp phần tạo dựng nên văn hóa trường học của bạn. Đôi khi, để thay đổi học sinh, chính người lớn (giáo viên và nhân viên trong trường) phải thay đổi trước. Cùng với tư cách là một giáo viên, bạn cần tạo ra một mục tiêu, một tầm nhìn chung về trường học của mình. Điều đó có nghĩa là bạn cần phát triển các quy tắc nhất quán của trường và cách xác định cách để thực hiện những quy tắc đó. Khi học sinh tin rằng các quy tắc là công bằng và được thực thi một cách nhất quán, thì đó là sự bắt đầu của chặng hành trình xây dựng lòng tin.
- Trở thành một hình mẫu
Ở trường, học sinh học bằng cách quan sát và thực hành. Quan sát hành động của người khác ảnh hưởng đến cách học sinh phản ứng với môi trường và đối phó với những tình huống không quen thuộc. Hãy suy nghĩ về những thông điệp mà hành vi của giáo viên và nhân viên trong trường học đang ảnh hưởng đến học sinh. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một học sinh bị bạn bè từ chối, sự từ chối đó có nhiều khả năng sẽ dừng lại nếu giáo viên làm gương cho học sinh bị cô lập về hành vi ấm áp và thân thiện, lòng tốt và sự khoan dung. Là nhà giáo dục, bạn cần xác định và tạo ra một bầu không khí tích cực cho lớp học của mình,
- Làm rõ nội quy của lớp và của trường
Nội quy lớp học truyền đạt mong đợi kì vọng đối với học sinh trong lớp học của bạn. Hãy nói với học sinh “đây là môi trường tích cực mà các em xứng đáng có được. Đây là tiêu chuẩn hành vi mà bạn cần phải thực hiện.”
Các nội quy tích cực giúp tạo ra một môi trường ổn định, có thể dự đoán được, tạo môi trường cho các tương tác lành mạnh. Lý tưởng nhất là nội quy lớp học đơn giản và cụ thể (ví dụ: “đi học đúng giờ”). Và các nội duy này không cần phải giải quyết tất cả mọi vấn đề có thể xảy ra trong lớp học. Nhưng nó cần tập trung vào các vấn đề trọng yếu nhất để có thể tạo dụng một môi trường lớp học tích cực. Quan trọng nhất, các quy tắc cần phải nhất quán trong toàn bộ trường học. Những kỳ vọng tương tự cần được áp dụng trong lớp học, phòng tập thể dục và nhà văn và cả sân chơi, hành lang, thư viện….
- Dạy học sinh cách giải quyết vấn đề
Các vấn đề sẽ luôn xuất hiện trong và ngoài trường học. Học sinh có nhiều khả năng nhận ra và giải quyết chúng một cách thích hợp nếu như giáo viên dạy chúng các kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng giải quyết vấn đề cũng có thể được sử dụng để suy ngẫm giúp học sinh đưa ra quyết định tốt hơn trong tương lai. Giáo viên có thể tham khảo phương pháp SODAS để dạy học sinh kỹ năng chung về giải quyết vấn đề.
SODAS là viết tắt của các từ tiếng Anh sau:
S –SITUATION: Xác định tình huống/vấn đề
O – OPTIONS: Kiểm chứng các lựa chọn để giải quyết vấn đề
D –DISADVANTAGES: Xác định những điểm bất lợi/tiêu cực của các lựa chọn
A –ADVANTAGES: Xác định những lợi thế của mỗi lựa chọn
S –SOLUTION: Quyết định giải pháp và thực hiện
- Các hình phạt tích cực
Thiết lập các nội quy và quy trình của lớp học và toàn trường là một bước quan trọng nhằm tạo dựng một văn hóa trường học tích cực. Nhưng tất nhiên, học sinh vẫn sẽ có những lúc vượt quá giới hạn và giáo viên vẫn cần sử dụng các hình phạt. Điều quan trọng là, các hình phạt cần có sự logic để học sinh thấy được mối liên hệ giữa những gì chúng làm và hậu quả mà chúng đã gây ra. Các hình phạt cần phải phù hợp, ngay lập tức và nhất quán. Điều quan trọng không kém, chúng cần được đưa ra với sự đồng cảm chứ không phải trong sự tức giận.
Bạn có thể nghĩ về những hình phạt hiện tại đối với những hành vi không phù hợp và làm thế nào hình phạt này có tác dụng điều chỉnh và chấm dứt các vấn đề về hành vi. Ví dụ, để một học sinh bị cấm túc vì cư xử không đúng mực trên xe buýt có thể không phải là một hình phạt hợp lý. Thay vào đó, giáo viên có thể đưa ra hình phạt như yêu cầu học sinh viết một lá thư xin lỗi tài xế xe buýt và làm “bus monitor” trong một tuần.
- Khuyến khích học sinh có những hành vi tốt
Học sinh sẽ không quan tâm những gì bạn biết cho đến khi chúng biết rằng bạn quan tâm đến vấn đề đó. Nhiều học sinh, đặc biệt là những học sinh gặp khó khăn, gần như không nhận được đủ phản hồi tích cực trong lớp học hoặc trong cuộc sống cá nhân. “Khi những đứa trẻ được dạy theo phương pháp chủ động, được khen ngợi và ghi nhận, chúng có xu hướng làm tốt hơn. Nhưng hãy biến những lời khen trở nên cụ thể. Những nhận xét chung chung, chẳng hạn như “Làm tốt lắm!” thường không mang lại giá trị tích cực lâu dài. Vì vậy, hãy khen ngợi một hành vi cụ thể (“Cảm ơn con vì đã thể hiện sự tôn trọng với các phụ huynh đến thăm trường”), củng cố hành vi cụ thể đó.
Bạn cảm nhận văn hóa trường học hiện tại của bạn như thế nào? Bạn sẽ lựa chọn thay đổi hoặc áp dụng điều gì để tạo dựng nền văn hóa trường học tích cực? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi trong phần bình luận bên dưới.
Táo Giáo Dục