7 ý tưởng hiệu quả cho việc chuyển đổi cho mô hình học tập ngày nay
Hãy cùng xem xét ý tưởng trừu tượng “lớp học tương lai”. Điều này có phần chủ quan, nhưng cũng rất đáng để hôm nay chúng ta đem ra thảo luận. Hãy bắt đầu.
Dưới đây là những ý tưởng mang đến những thay đổi thực sự về mô hình học tập – không phải những điều này chưa từng được nhắc. Sự thay đổi này không đến từ bài viết này mà xuất phát từ những ý tưởng mà bài báo chứa đựng và cố gắng truyền tải. Nó không phải là những ngôn từ hay thuật ngữ thời thượng, cao siêu mà là chất xúc tác tạo nên tiềm năng để thay đổi về lâu dài.
Đâu là điều quan trọng nhất? Bài viết này mang đến những công cụ để sẵn sàng áp dụng cho công việc ngày mai của mỗi giáo viên hay làm tăng thêm mười Đô la trong quỹ lớp học hay cộng thêm 12 giờ phát triển chuyên môn thường xuyên theo yêu cầu của nhà trường. Nhưng nó được viết ra để cho công việc giảng dạy của giáo viên ngày hôm nay. Tầm nhìn và những kì vọng trong học tập thường rất hấp dẫn, nó thường tạo ra sự thi vị hóa mơ hồ về một viễn cảnh học tập tuyệt vời nếu chúng ta không nỗ lực vì nó.
Nhưng trong đó nó mang đến những ý tưởng mới, sự cọ xát: xu hướng học tập của ngày mai đã hiện hữu, và dưới đây là 7 quan điểm, xu hướng và tài nguyên hấp dẫn, hiệu quả để thực hiện tầm nhìn đó.
Thử thách trong quá trình thực hiện
Thực hiện những chuyển đổi này là điều vô cùng khó khăn, thật khó để kiểm soát môi trường học tập truyền thống nơi mà chương trình giảng dạy đã được giao cho giáo viên. Các cuộc họp đã được định sẵn và giáo viên đơn giản là thực thi; việc thêm bất cứ sự thay đổi nào vào quá trình giảng day là điều khó khăn. Nhưng những đòi hỏi của quá trình giáo dục trẻ em ngày nay trở nên thách thức hơn khi phải đối mặt với sự tiến bộ của khoa hoc sư phạm và công nghệ cấp tiến.
Tin vui là, những yếu tố của một môi trường học tập tiến bộ — ví dụ, kỹ năng số, sự kết nối, và học tập qua trò chơi đang tồn tại song hành, giúp giảm gánh nặng cho những người làm công tác giảng dạy vì nó đặt người học ở vị trí trung tâm.
Mặc dù những ý tưởng này cũng đã từng xuất hiện trong một lớp học truyền thống, nhưng phải bình tĩnh và đợi cho những đám mây tan và mặt trời tỏa sáng rực rỡ, bạn sẽ thấy được nó một cách rõ ràng hơn. Những cách thức mới trong quá trình tiếp cận thông tin, những phương pháp người học sử dụng công nghệ, cách các nhà giáo dục quan niệm về thành công và các cộng đồng kỹ thuật số rộng lớn đóng vai trò quan trọng trong các mô hình học tập mới.
Thực sự các mô hình học tập mới không hề phức tạp – nó chỉ đòi hỏi cách tư duy mới.
1. Kỹ năng nghiên cứu và công nghệ
Không phải tương tác thực là “bên ngoài” và kỹ thuật số là “bên trong” mà là quy mô và khả năng truy cập các nguồn thông tin số, các liên kết và không gian đang ngày càng trở nên áp đảo. Khi nói đến kĩ năng đọc, viết, giao tiếp, sáng tạo, chia sẻ… sẽ gắn liền giữa tư duy của học sinh và nền tảng công nghệ.
Ngay cả những ý tưởng truyền thống như năng lực đọc hiểu cũng đã khác. Kỹ năng về công nghệ là một xu thế liên quan đến khả năng sử dụng, hiểu và sử dụng thông tin. Điều này có liên hệ trực tiếp tới kỹ năng nghiên cứu, vì cả hai nguồn dữ liệu số và được số hóa đều là những tài nguyên nghiên cứu chính cho quá trình học tập.
2. Chuyển từ các tiêu chuẩn sang các thói quen
Gần đây chúng ta đã nói đến một vấn đề trong Thay đổi Điều Chúng ta Dạy là một ví dụ. Đây là một trong những ý mới mẻ nhất trong “học tập tương lai” và nên là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận về giáo dục. Học sinh học gì? tại sao chúng cần học? và chúng sẽ làm gì với vốn kiến thức đã học? Tóm lại, thay đổi từ các chuẩn mực học thuật thuần túy sang các thói quen tư duy phê phán sẽ hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập trong thế kỷ 21.
3. Học tập dựa trên các trò chơi
Học tập dựa trên trò chơi (Game-Based Learning) là một sự tập hợp hiệu quả các mô phỏng học tập, trò chơi xã hội, ẩn dấu cảm xúc và kỹ năng công nghệ đến việc tạo ra hiệu quả của rõ ràng và sự tham gia ở người học.
4. Sự kết nối
Thông qua mạng xã hội, học tập từ xa, học tập hợp tác, eLearning và các trải nghiệm học tập khác thì hoàn toàn có thể tận dụng tiềm năng của sư phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân và các nhóm học tập. Điều này xảy ra đơn giản thông qua kho kiến thức cộng đồng được chia sẻ (ví dụ: Quora, Wikipedia, người học sẽ học tập trực quan thông qua các công cụ kết nối ví dụ như, scoopit, pinterest, MentorMob và có thể học tập suốt đời thông qua cộng đồng trên mạng xã hội và các công cụ kỹ thuật số ví dụ: twitter, Google+, facebook…
5. Tính minh bạch
Một hệ quả tự nhiên của phương tiện truyền thông kỹ thuật số và xã hội là tính minh bạch. Điều này đối lập với mô hình học tập truyền thống và sự độc tôn về tri thức cũng như cách tiếp cận đơn nhất mang tính độc đoán. Trong các mô hình truyền thống, các bức tường của lớp học là ranh giới xác lập vị trí của giáo viên và học sinh cũng như những chính sách của trường học, học sinh sẽ bị giới hạn, bị quản lý, phán xét mà ít có tiếng nói và sự tham gia.
6. Không gian, địa điểm
Không gian và địa điểm là yếu tố quan trọng trong mô hình học tập hiện đại. Học sinh đang học gì và tại sao? Thêm vào đó, học sinh lấy kiến thức đó ở đâu? để sử dụng vào mục đích gì?
Giáo dục hiện đại với sự hỗ trợ của công nghệ đã mở rộng các giới hạn và có xu hướng hướng tới toàn cầu hóa. Nó kích thích người học liên tục kết nối với những ý tưởng mới lạ ở những địa điểm mới, trải nghiệm học tập đích thực cho phép người học tự thay đổi cá nhân, thay đổi cộng đồng bắt đầu từ những điều nhỏ nhất ở xung quanh cho đến các cộng đồng lớn hơn.
7. Tự học & chơi
Học tập tự định hướng gần như chắc chắn là yếu tố cốt lõi trong quá trình học tập tương lai. Để cho phép người học “chơi” với thông tin dựa trên các nền tảng và ý tưởng hoặc những kĩ năng của thế kỉ 21. Việc học sẽ không còn là điều gì đó mang tính cưỡng ép hay đau khổ, nó là sự mong muốn nội tại, là niềm vui và là một phần trong cuộc sống của trẻ.
Lê Hải Thanh dịch