7 điều mà các trường THPT không chuẩn bị sẵn sàng cho việc học của học sinh ở bậc đại học
Trong quá trình giảng dạy ở bậc Đại học và nghiên cứu về chương trình giáo dục ở bậc THPT, tôi nhận thấy, có rất nhiều điều mà trường THPT đã không chuẩn bị sẵn sàng cho học sinh của mình khi bước vào bậc Đại học. Và tương tự như vậy, có rất nhiều điều mà sinh viên ở bậc Đại học không được chuẩn bị khi bước vào cuộc sống thực và thế giới nghề nghiệp.
Trong quá trình giảng dạy ở bậc Đại học và nghiên cứu về chương trình giáo dục ở bậc THPT, tôi nhận thấy, có rất nhiều điều mà trường THPT đã không chuẩn bị sẵn sàng cho học sinh của mình khi bước vào bậc Đại học. Và tương tự như vậy, có rất nhiều điều mà sinh viên ở bậc Đại học không được chuẩn bị khi bước vào cuộc sống thực và thế giới nghề nghiệp.
Dưới đây là 8 điểm chính mà bậc THPT đã không chuẩn bị cho học sinh của mình khi học tập ở bậc Đại học.
1. Thời gian linh hoạt. Các trường phổ thông hiện nay vẫn yêu cầu học sinh đi học đầy đủ, nhưng hiệu quả của quãng thời gian đó thì vẫn còn là vấn đề. Điều này dẫn đến việc khi học sinh bước vào bậc đại học, khi không có áp lực và sự kiểm soát, nhiều học sinh không có khả năng làm chủ việc học của bản thân. Bản thân việc học ở bậc đại học có sự linh hoạt hơn rất nhiều so với bậc phổ thông về thời gian.
2. Thời gian tự học. Ở hầu hết các trường đại học, đều yêu cầu học sinh dành thời gian cho việc tự học. Với mỗi giờ lên lớp, sinh viên phải dành vài giờ để đọc viết, nghiên cứu – thường là nhiều hơn. Tuy nhiên, thời gian tự học vẫn không phải là nội dung được ưu tiên trong chương trình ở bậc THPT.
3. Kĩ năng viết. Khi bước vào bậc đại học, sinh viên phải viết tiểu luận, bài báo học thuật nghiêm túc ít nhất 3-4 trang vài tuần. Nhưng ở bậc THPT, những kĩ năng viết lại không được dạy một cách nghiêm túc.
4. Đọc nguồn/tư liệu sơ cấp (tư liệu gốc). Với các chuyên ngành khoa học, lịch sử, triết học và khoa học xã hội, sinh viên được yêu cầu phải tiếp cận và phân tích các nguồn tư liệu gốc. Nhưng những gì học sinh được tiếp cận trong chương trình THPT hoàn toàn là tư liệu thứ cấp.
5. Đọc sâu. Kỳ vọng đối với sinh viên ở bậc đại học là các kĩ năng đọc sâu, đọc phân tích và phê bình và ghi chép hiệu quả trong khi đọc. Trong khi các kĩ năng được yêu cầu đối với học sinh chủ yếu là ghi nhớ và học thuộc lòng hoặc vận dụng để giải bài tập.
6. Tự điều chỉnh quá trình học tập. Các giáo sư và giảng viên đại học sẽ không tìm đến bạn, nhắc nhở hay kèm cặp bạn khi bạn học kém. Sinh viên phải tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân, tự tìm kiếm sự giúp đỡ, tìm cố vấn học tập, tìm kiếm sự trợ giúp từ khóa trên, v.v.
7. Sự lựa chọn. Có hàng chục môn học và hàng trăm cái tên mà học sinh trung học phổ thông chưa từng nghe đến, và các môn tự chọn bắt đầu vào năm thứ nhất. Học sinh cần chuẩn bị để tự đánh giá, thử nghiệm, thu thập thông tin, xem xét sở thích và năng lực của mình, v.v. trước khi lần đầu tiên đối mặt với danh mục khóa học.
Đây chỉ là những điều tôi nhận ra khi làm việc với cả học sinh THPT và các sinh viên ở bậc Đại học. Sẽ đầy đủ và chi tiết hơn nếu có sự bổ sung từ các giảng viên ở các trường Đại học và phụ huynh của các sinh viên cũng như những sinh viên đang học tập ở bậc Đại học. Có lẽ chúng ta nên nhìn nhận lại mục đích của quá trình giảng dạy. Thay vì tập trung vào luyện đề, giải bài tập để giúp học sinh “vượt vũ môn” vào được Đại học, có lẽ chúng ta cần phải chuẩn bị kĩ hơn để học sinh có thể học tập tốt và thành công ở bậc Đại học và xa hơn là sự sẵn sàng cho nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai.
Táo Giáo Dục