4 yếu tố quan trọng nhất của việc quản lý lớp học
Quyền tự chủ, Sự ghi nhận, Mối liên hệ và Tính thực tế là yếu tố quan trọng để đạt được sự cân bằng này. Chúng là 4 phần thiết yếu của Chiến lược quản lý lớp học.
Nếu bạn muốn giúp học sinh học tập một cách chủ động, bạn cần tạo ra sự cân bằng giữa động lực bên trong và động lực bên ngoài. Quyền tự chủ, Sự ghi nhận, Mối liên hệ và Tính thực tế là yếu tố quan trọng để đạt được sự cân bằng này. Chúng là 4 phần thiết yếu của Chiến lược quản lý lớp học.
- Quyền tự chủ
Để thúc đẩy sự tự chủ của người học, bạn cần mang đến cho học sinh quyền được lựa chọn. Các giáo viên có thể cho học sinh tăng sự lựa chọn trong quá trình xây dựng nội quy hay tổ chức sắp xếp không gian lớp học. Ví dụ, học sinh được phép lựa chọn các bài tập về nhà, chọn vị trí chỗ ngồi hoặc chọn thành viên cho các nhóm học tập của mình. Học sinh cũng có thể được quyền lựa chọn các hình phạt khi vi phạm các vấn đề về hành vi trong lớp học.
Lựa chọn trong quá trình thể hiện mức độ làm chủ nội dung kiến thức cũng là một khía cạnh quan trọng. Đây cũng là cách tiếp cận tốt hơn để học sinh có được quyền tự chủ trong học tập. Nó bao gồm một số chiến thuật như:
- Học sinh tự đưa ra ý tưởng cho bài tập về nhà liên quan đến chủ đề của bài học
- Học sinh chia sẻ các cách tiếp cận và quá trình tư duy khác nhau để giải quyết vấn đề
- Học tập dựa trên vấn đề – một lớp chia thành các nhóm nhỏ để đưa ra giải pháp cho các vấn đề
- Giáo viên dạy học sinh cách tư duy và đặt câu hỏi và coi đó là một phương pháp học tập chủ động
- Lời khen, sự ghi nhận
Phản hồi là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy học sinh học tập và cũng là một chiến thuật trong quản lý lớp học. Khi một học sinh làm tốt, giáo viên nên khen ngợi nỗ lực của học sinh. Khen thưởng các nỗ lực có tác động cao hơn đáng kể so với khen thưởng sự xuất sắc hay thông minh. Điều sau khiến học sinh sẽ dũng cảm vượt qua giới hạn an toàn, không bằng lòng với kết quả hiện tại và tránh được sự chủ quan, kiêu ngại. Giáo viên cũng cần chú ý rằng, khi bạn đưa ra lời khen, phải đảm bảo rằng lời khen đó là xứng đáng, điều đó có nghĩa là học sinh phải thực sự thể hiện sự cố gắng và nỗ lực trong công việc của chúng.
- Mối liên hệ
Một yếu tố quan trọng trong việc phát triển động lực nội tại cuuar học sinh là các mối quan hệ giữa giáo viên và người học. Trong vai trò của một giáo viên, bạn cần tạo nên những nỗ lực thực sự trong việc phát triển các mối quan hệ này, nó sẽ mang lại những kết quả rất tích cực. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Thực sự quan tâm đến học sinh – Hãy quan tâm đến ước mơ và sở thích của chúng. Chia sẻ những câu chuyện của bạn với học sinh và lắng nghe chúng.
- Hãy linh hoạt – Hiểu nhu cầu của học sinh, đọc suy nghĩ của chúng và trở nên linh hoạt trong những gì bạn yêu cầu. Nhẹ nhàng và khoan dung sẽ hiệu quả hơn là quá nghiêm khắc và độc đoán. Thỉnh thoảng có thể thay đổi các quy tắ, nội quy của lớp học để nó không bị quá cứng nhắc
- Trở nên thân thiện – Bạn có thể cười với học sinh, chào chúng trước khi vào lớp, vỗ vai nhẹ nhàng hay đơn giản là kể một câu chuyện cười nhỏ.
- Đừng từ bỏ học sinh – Hãy tích cực và đừng từ bỏ học sinh trong bất kì trường hợp nào. Học sinh sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng mong đợi của bạn, nhưng nếu thất bại, hãy động viên, khuyên thích và thúc đẩy chúng.
- Tính ứng dụng của bài học
Khi học mỗi bài học, học sinh cần thấy được những ứng dụng của nó trong cuộc sống thực. Điều này sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực. Nó cũng thúc đẩy sự kết nối ở cấp độ cá nhân, điều này dẫn đến việc học tập tốt hơn.
Tạo kết nối thực tế của bài học cũng là một trong những Chiến lược quản lý lớp học hiệu quả. Nhưng, điều này cũng có thể dẫn đến tác động tiêu cực với những học sinh kém hơn. Vì vậy, điều quan trọng là để cho học sinh tự tạo ra các kết nối và học hỏi lẫn nhau thay vì buộc chúng phải làm theo chính xác những gì giáo viên muốn.
Trên đây là những thành phần thiết yếu của các chiến lược quản lý lớp học, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể áp dụng nó để tạo nên kế hoạch quản lý lớp học của mình.
Táo Giáo Dục