Dạy học giải quyết vấn đề – ghi nhận từ phía học sinh

Giáo dục là một trong những lĩnh vực mà  tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều quan tâm, nhưng ở phần lớn các trường học, học sinh được yêu cầu để ghi nhớ công thức, học các bài học, làm các bài tập một cách máy móc mà không có ứng dụng với cuộc sống thực.

0 441

Giáo dục là một trong những lĩnh vực mà  tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều quan tâm, nhưng ở phần lớn các trường học, học sinh được yêu cầu để ghi nhớ công thức, học các bài học, làm các bài tập một cách máy móc mà không có ứng dụng với cuộc sống thực. Để khắc phục tình trạng đó, hãy cho học sinh cơ hội thử thách; hãy đặt ra những yêu cầu nhấn mạnh vào những vấn đề của cuộc sống; hãy cho học sinh cơ hội để tìm hiểu cuộc sống tương lai mà chúng sẽ bước vào, hãy chuẩn bị hành trang đầy đủ trước khi chúng có sự va chạm với nghề nghiệp và cuộc sống khi trưởng thành.

Để làm được điều đó, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề được coi là một công cụ hữu hiệu. Dưới đây là 4 kinh nghiệm đã giúp học sinh có động lực trong học tập trong quá trình áp dụng phương pháp Dạy học giải quyết vấn đề.

1. Giao học sinh những vấn đề khó

Trong thế giới thực, học sinh sẽ không gặp những vấn đề đơn giản dễ hiểu hay dễ giải quyết như trong các môn Toán, Khoa học, hoặc tiếng Anh. Thay vào đó sẽ là những vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị hơn, chính vì thế, những vấn đề khó, mang tính thử thách sẽ là một công cụ tạo động lực, lôi cuốn sự tham gia của học sinh. Đồng thời, những thử thách trong quá trình học tập sẽ góp phần quan trọng để chuẩn bị cho chúng học sinh sẵn sàng đối mặt với những khó khăn để có thể thích nghi trong cuộc sống tương lai.

2. Vấn đề phải liên quan đến cuộc sống của học sinh

Trong môn Địa Lý học sinh đã xem xét các số liệu thống kê liên quan đến các vụ trộm cắp, giết người liên quan đến việc di cư và quá trình đô thị hóa. Đó có thể sẽ ảnh hưởng đến học sinh trong cuộc sống về sau, và chúng có cơ hội nhìn mọi vấn đề từ góc độ toán học. Các vấn đề như vậy thực sự có liên quan đến học sinh, nó không bắt học sinh phải ghi nhớ hay làm bài tập đơn thuần mà là những bài học cuộc sống để thực sự áp dụng vào trong cuộc sống sau này.

Học sinh lớp 7 được học về cách phân loại các chi phí và tài sản của một công ty thành các nhóm. Sau đó áp dụng các công thức kế toán để đưa ra các bản báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty đó. Thậm chí xa hơn, học sinh sẽ phải đưa ra các giải pháp để khắc phục những vấn đề mà công ty đó đang gặp phải.

Trong bộ môn Lịch sử, học sinh được học về quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh trong cuộc cách mạng công nghiệp và những hệ quả của nó đưa lại. Học sinh sẽ nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. Sau đó, học sinh sẽ thực hiện việc nghiên cứu điều tra những tác động của quá trình công nghiệp hóa với cuộc sống của cộng đồng cư dân xung quanh, nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình công nghiệp quá với chất lượng cuộc sống của các đối tượng bị ảnh hưởng và dự đoán những xu hướng mới của quá trình này.

3. Dạy học sinh cách nỗ lực vượt khó 

Vượt khó giống như sự kiên trì, nhưng nó còn hơn thế. Sự kiên trì có nghĩa là cố gắng lặp đi lặp lại, ngay cả sau khi bạn đã thất bại. Còn vượt khó là việc tìm ra nguyên nhân của thất bại trong lần đầu tiên và làm lại, cải tiến, tìm cách mới để đat được mục tiêu.

Nỗ lực vượt khó là suy nghĩ kiểu như “Đầu tiên, tôi sẽ tự làm việc đó mặc dù có thể tôi thực sự không hiểu nó. Sau đó tôi sẽ quay lại ghi chép của mình. Được rồi, tôi đã giải quyết cho phần đầu tiên của vấn đề. Bây giờ tôi sẽ làm tiếp phần thứ hai của nó. Hình như tôi đặt câu hỏi sai; tôi sẽ thử lại. Bây giờ tôi sẽ hỏi bạn bè của tôi. ”Vượt khó là làm việc chăm chỉ để đảm bảo học sinh hiểu rõ vấn đề, và sau đó sử dụng mọi tài nguyên trong khả năng để giải quyết nó.

4. Trọng tâm nên được đặt vào việc hiểu biết của học sinh thay vì các câu trả lời đúng

Nếu hỏi một học sinh, theo em, đi học để làm gì? Hầu hết học sinh đều nói rằng, để vượt qua các kì thi. Vậy làm thế nào để em có thể vượt qua các thì ki. Em phải ghi nhớ những gì thầy cô dạy, làm nhiều bài tập và cố gắng làm đúng thật nhiều so với đáp án của bài kiểm tra. Nếu như, việc học chỉ có vậy thì một ngày kia, khi không còn áp lực thi cử, khi không còn việc ghi nhớ và các đáp án, điều gì sẽ khiến cho học sinh duy trì động lực học tập? Điều gì sẽ thôi thúc con người nỗ lực không ngừng để tìm tòi và sáng tạo. Có thể việc đặt trọng tâm vào các câu hỏi đúng để phục vụ các kì thi là một trong những điều không thực sự có ý nghĩa. Để thay đổi nó, không còn cách nào khác, chúng ta cần quay lại với ý nghĩa bản chất của việc học trong việc khơi dậy niềm đam mê học tập, khát khao hiểu biết và năng lực tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong quá trình học tập.

Khi học sinh được giải quyết vấn đề của thực tiễn, được chuẩn bị cho thế giới thực, nó sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến việc học của học sinh. Phải chăng, điều này  có ý nghĩa hơn nhiều so với việc vượt qua các kì thi với những yêu cầu ghi nhớ và đưa ra các câu trả lời nào đúng.

Táo Giáo Dục

Leave A Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.