5 việc cần làm để kiến tạo một nền giáo dục công trong tương lai

Hệ thống giáo dục công mỗi ngày đều đang nỗ lực vật lộn không chỉ để sửa chữa những phần không hiệu quả, mà còn để cố tìm ra cho nó một con đường. Và khi mà các tiêu chuẩn chung cho giáo dục ngày càng được đưa ra và áp dụng rộng rãi hơn đã dẫn đến sự suy giảm “tính khác biệt" của mỗi quốc gia, khi tất cả đều đang theo đuổi một mẫu chung, đồng nhất.

0 724
Chúng ta đang sống ở năm 2018 và đang chứng kiến những điều kỳ lạ xảy ra trên thế giới này. Một thế giới mà Ubers hay Grab thay thế taxi truyền thống hay các ứng dụng mua hàng online đang dần thay đổi cách mua sắm của người tiêu dùng. Nơi mạng xã hội lại đang trở nên nổi tiếng hơn bất kỳ tờ báo hay tạp chí nào từ trước tới giờ.
Trong thế giới này, thậm chí một cậu thiếu niên chỉ cần ngồi tại căn hộ của mình cũng có thể thay đổi cả thế giới, và hầu hết các ứng dụng và nền tảng mới được ra mắt hàng ngày với mục đích khiêm tốn, thay đổi thế giới.
Nhưng có rất nhiều điều xảy ra mà chúng ta không thể nhìn thấy ngay trước mắt. Hệ thống giáo dục công mỗi ngày đều đang nỗ lực vật lộn không chỉ để sửa chữa những phần không hiệu quả, mà còn để cố tìm ra cho nó một con đường. Và khi mà các tiêu chuẩn chung cho giáo dục ngày càng được đưa ra và áp dụng rộng rãi hơn đã dẫn đến sự suy giảm “tính khác biệt” của mỗi quốc gia, khi tất cả đều đang theo đuổi một mẫu chung, đồng nhất.
Không giống như những lĩnh vực khác, giáo dục công không thể “thất bại”. Nó có thể hoạt động kém hiệu quả với cả nguồn lực tài chính, con người và những thứ khác trong hàng thế kỷ.
Trong chu trình của một nền kinh tế thị trường tự do, có một dòng chảy tự nhiên, nơi mà mỗi một nhu cầu được xác định, giải quyết, và sau đó tiếp tục được cải tiến để hiệu quả hơn bằng sự cạnh tranh, tạo nên quy luật tiến hóa và liên tục phát minh ra những tư tưởng mới. Thật không may, điều này hiếm hoi mới xuất hiện trong môi trường học công, trường bán công, tư thục hay thậm chí là cả các mô hình giáo dục tại nhà đang bùng nổ hiện nay.
Vì vậy, có lẽ rằng những mô hình giáo dục thành công một cách “ngượng ngùng” này đã đặt ra cho nền giáo dục một vài bài học, không chỉ theo đuổi sự cải cách mà còn phải hiểu rõ hơn về quy trình này.
Ở bài viết này tôi đề xuất 5 việc chúng ta cần làm để tạo nên một nền giáo dục công phát triển trong tương lai:
  1. Sử dụng quy mô như một lợi thế, thay vì bị nghẹt thở bởi nó
Trong quá khứ, các mô hình kinh doanh có tính chất vật lý hơn là kỹ thuật số, và do đó bị hạn chế nhiều hơn bởi giới hạn các điều kiện vật lý, địa lý. Vào thời điểm đó thị trường mục tiêu và cách tác động vào thị trường đó được xác định rất rõ ràng. Các công ty khởi nghiệp Internet có cùng gánh nặng với thị trường mục tiêu, nhưng là ở trên quy mô toàn cầu, họ có chung một nền tảng và do đó tận dụng được lợi thế về quy mô.
Trong giáo dục phổ thông cách ứng dụng lợi thế về quy mô duy nhất là đo lường tính hiệu quả và được gọi bằng cái tên “tiêu chuẩn giáo dục”. Nhưng những tiêu chuẩn này thực sự là ‘từ trên trời rơi xuống’. Và khi có những ý tưởng mới cố gắng lấp đầy các lỗ hổng trong nền giáo dục, chúng hiếm khi được ứng dụng đại trà, mà thường sử dụng các nền tảng độc quyền, được thiết kế và nắm giữ bởi các công ty nằm ngoài trường học hoặc chỉ được hướng dẫn cho cán bộ, lãnh đạo địa phương thay vì dành cho giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, trong những trường hợp này, việc ứng dụng tính quy mô trong giáo dục cần được suy nghĩ lại.
  1. Tập trung mạnh mẽ hơn vào đổi mới, thậm chí bằng các cuộc đấu tranh
Năm 2018 đang bị bao trùm bởi sự thay đổi. Thông thường, người ta đổi mới chỉ vì các khẩu hiệu hô hào đổi mới. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng tạo ra ích lợi hoặc thành công nhưng nó cũng có thể sản sinh sự tiến bộ lớn.
Với gánh nặng của các kỳ thi, sự đổi mới trong giáo dục thực sự là vô cùng khó khăn, bởi mục tiêu cuối cùng của sự đổi mới vẫn phải là kết quả dựa trên bài thi. Các ứng dụng công nghệ thực sự có khả năng (theo đúng nghĩa đen) biến đổi hoàn toàn việc học tập. Nhưng để điều này xảy ra, các mục tiêu của sự đổi mới cũng phải sáng tạo như từng con đường riêng lẻ hướng tới chúng. 
  1. Sử dụng tiềm năng sức mạnh của đám đông, thay vì chính sách công
 Các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện đại theo đuổi sự phân cấp thị trường. Facebook tự nó đã biến mình thành một sự gián đoạn của thế giới Internet, bằng cách tập trung vào đám đông. Đối tượng mục tiêu của Facebook là tất cả nhân loại. Với sự táo bạo như vậy, thông qua internet nó đã chuyển quyền lực từ các tập đoàn lớn sang đám đông, đặt sức mạnh và khả năng ra quyết định vào tay người dùng. Đây chính là một mô hình phân cấp, phân quyền, một sự thay đổi mạnh mẽ và là một sự hỗn loạn có tính hệ thống.
Áp dụng tiềm năng của số đông vào giáo dục là điều hoàn toàn thực tế bởi sự lan truyền mạnh mẽ của truyền thông xã hội. Nhưng để số đông có thể thực sự tham gia vào giáo dục, điều đó sẽ phải diễn ra từ giai đoạn xây dựng chương trình. Hiện nay hai cách tiếp cận “học tập phục vụ cộng đồng” và “học tập theo dự án” đang phát triển theo đúng hướng như vậy. 
  1. Tạo nên một nền tảng, hệ sinh thái mới cho nền giáo dục
Vào năm 2018, một ý tưởng mới hoặc sẽ làm gián đoạn mọi thứ, hoặc sẽ ứng dụng tốt với mọi thứ. Bất cứ điều gì lấp lửng ở giữa đều chưa thể tin tưởng.
Ví dụ, với một công ty khởi nghiệp mới, sự phụ thuộc các nền tảng phổ biến là điều hiển nhiên. YouTube, Facebook, iOS và Gmail, PayPal phải hợp tác với nhau hoặc tất cả đều không hoạt động được. Mặc dù phần lớn sự hợp tác này là tự phục vụ, “chơi đẹp”, phối hợp với nhau ở một mức độ nào đó, để thay thế sự hiếu chiến tàn nhẫn của cuối thế kỷ 20. Ít nhất là về mặt giao diện phần mềm.
Việc theo đuổi một hệ sinh thái lành mạnh trong giáo dục sẽ là một thách thức nếu không có được sự dẫn dắt thực sự và đủ mạnh mẽ. Chính các chương trình giảng dạy, phương pháp đánh giá và các hướng dẫn thực hiện còn đang rất khó phối hợp ‘hoàn hảo’ với nhau; chứ chưa bàn tới các công ty cung cấp phần mềm đọc sách; phần mềm cung cấp các công cụ kiểm tra, đánh giá khác; với cơ quan nhà nước chỉ đạo phát triển chuyên môn… Trong khi đó các cộng đồng học tập, phát triển chuyên môn do giáo viên tự điều hành lại đang làm hết sức mình để có thể đạt được điều đó.
Việc thiết lập một hệ sinh thái hợp tác của các sản phẩm, dịch vụ và chính sách sẽ làm nên điều kỳ diệu để phát triển hệ thống giáo dục công.
 5. Nắm bắt và theo kịp các hình thức tiến bộ mới
 Các phong trào hoạt động hướng tới kết quả của những năm 1980 và 1990 đã có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của ngành giáo dục.
Điều này phản ánh qua cách tiếp cận của các công ty khởi nghiệp, họ sở hữu quy mô lớn, với nhiều hạn chế về mặt kiểm soát nhưng lại giúp họ thành công trong thống trị cả ngành. Ở đây, tiền tệ không chỉ bao gồm lợi nhuận, mà bao gồm cả những người theo dõi trên các kênh truyền thông xã hội, và cơ hội trở thành công ty dẫn dầu ngành (điều ít quan trọng trong một thế giới ít kỹ thuật số hơn).
Ngay từ khi được thành lập, những công ty như Amazon đã từ bỏ việc kiếm lợi nhuận ngay và thay vào đó tìm cách thay đổi cách thức, địa điểm cũng như lý do chúng ta mua sắm. Amazon đã báo cáo mức lợi nhuận 197 triệu đô la trong quý II/ 2018, giảm 77% so với mức lợi nhuận 857 triệu đô la được báo cáo trong cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, gần đây họ đã mua lại hãng Whole Foods với giá gần 14 tỷ đô la và đã đặt cược lớn vào các video và phần mềm ứng dụng, thậm chí cả các lao động chân tay tại địa phương.
Điều này có vẻ như không có lợi nhuận ngắn hạn, nhưng dường như lại có tất cả mọi thứ.
Như vậy, sự thành công và phát triển của nền giáo dục công phải là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố, tồn tại trong mối quan hệ đa dạng các loại hình đánh giá và các thành phần có trách nhiệm giải trình kết quả.
Terry Heick
Lê Hải Thanh & Tào Thị Nhung dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.