Dạy học phát triển năng lực phải chăng chỉ là sự tái chế lại một chính sách đã thất bại?

Dạy học phát triển năng lực (CBE) gắn liền với việc cá nhân hóa quá trình dạy học đang nổi lên như là một hiện tượng mới trong giáo dục. Nhưng đối với những người đã sống và đắm chìm với sự phát triển của giáo dục trong một vài thập kỷ gần đây, thì dạy học phát triển năng lực có vẻ không mới chút nào.

Dạy học phát triển năng lưc ở Mỹ!
0 850

Dạy học phát triển năng lực (CBE) gắn liền với việc cá nhân hóa quá trình dạy học đang nổi lên như là một hiện tượng mới trong giáo dục. Nhưng đối với những người đã sống và đắm chìm với sự phát triển của giáo dục trong một vài thập kỷ gần đây, thì dạy học phát triển năng lực có vẻ không mới chút nào.

Những giáo viên ở một độ tuổi nhất định sẽ nhớ về chủ trương Dạy học định hướng chuẩn đầu ra vào  những năm 90. Năm 1994, “Giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra: Các vấn đề và câu trả lời “ của William Spady (người tự xưng là cha của Dạy học phát triển năng lực sau này), đã được xuất bản bởi Hiệp hội quản trị trường học Hoa Kỳ. Trong phần giới thiệu, Ron Brandt gọi nó là “sự tổng hòa của nhiều triết lý hơn là một tập hợp thống nhất.” Đối với bất kỳ ai quen thuộc với cả hai hệ thống này, đều nhận thấy, việc dạy học định hướng chuẩn đầu ra dựa vào kĩ thuật quản lý theo mục tiêu được phát triển bởi Peter Drucker.

Dạy học định hướng chuẩn đầu ra được xây dựng trên một số cơ sở chủ yếu. Một là chuyển trọng tâm của các trường học theo từ chỗ kiểm soát thời gian sang theo hướng kiểm soát mức độ làm chủ kiến thức, kĩ năng. Ở trường học truyền thống, lượng thời gian học tập là cố định và việc học là một biến số. Nhưng trong học tập định hướng chuẩn đầu ra, lượng kiến thức, kĩ năng học tập đã được cố định và thời gian ở trường được thay đổi. Cùng với sự thay đổi đó, dạy học định hướng chuẩn đầu ra cũng nhấn mạnh rằng “tất cả học sinh đều có thể học được tất cả các nội dung” – rằng mọi học sinh đều có thể thành công ở tất cả các nhiệm vụ học tập do trường đặt ra.

Dạy học định hướng chuẩn đầu ra, yêu cầu sự thay đổi trong đánh giá hướng đến các hành vi được đo đạc và lượng hóa. Học sinh sẽ phải thực hiện một nhiệm vụ học tập để chứng minh cho từng mục tiêu. “Học sinh sẽ có thể …” là cụm từ phổ biến trong các giáo án của giáo viên khi dạy học định hướng chuẩn đầu ra (OBE). Sự thể hiện của học sinh sẽ chứng minh cho kết quả học tập, thay vì các yêu cầu của giáo viên.

Mặc dù dạy học định hướng chuẩn đầu ra, nhưng các “chuẩn đầu ra” lại không được viết một cách chính xác, chi tiết và cụ thể. Điều này dẫn đến những tranh cãi giữa các bang và các trường học khác nhau. Có bang đã đưa ra tới 550 tiêu chí (như ở Pennsylvania), nhưng các chuyên gia lại đưa ra 540 tiêu chí, và rồi họ cũng không giúp cho giáo viên viết lại chính xác các tiêu chí của đầu ra . Các bậc cha mẹ trở nên hoang mang về việc con họ không học theo một lớp “thực sự” trong một hệ thống giáo dục với những điểm số để cho biết rằng con đã đỗ hay trượt. Một số giáo viên không thoải mái với việc giảm việc sự phức tạp của quá trình học tập thành một danh sách các nhiệm vụ. Và điều gì sẽ xảy ra, mọi người tự hỏi, nếu học sinh A hoàn thành các nhiệm vụ theo chuẩn đầu ra vào giữa tháng 10? Học sinh đó có được bắt đầu cho lớp học tiếp theo? Hay là con sẽ nghỉ đến hết năm? Một trường hợp khác, nếu học sinh B không thể hoàn thành các chuẩn đầu ra vào tháng 6 thì sao? Học sinh đó có phải ở lại suốt mùa hè không? Làm thế nào một giáo viên có thể thiết các các nhiệm vụ học tập đáp ứng sự phát triển năng lực cho cả học sinh A và B trong một lớp. Và làm thế nào để các phòng giáo dục có thể quản lý một trường học trong đó học sinh có quá nhiều sự khác biệt? Và làm thế nào các trường học có thể kiểm soát được số bằng chứng về kết quả học tập của học sinh khi mà những bằng chứng nếu chỉ lưu vào các ỗ đĩa đã chất cao thành núi?

Những người ủng hộ việc dạy học theo định hướng đầu ra làm cho vấn đề tồi tệ hơn bằng cách đưa ra các khái niệm là “mục tiêu trừu tượng” không chỉ không dễ đo lường, mà trong một số trường hợp còn mang tính nhạy cảm. Dưới đây là một số ví dụ từ Pennsylvania:

Tất cả các học sinh hiểu và đánh giá cao giá trị của bản thân như bản sắc, cá tính và có khả năng, và thể hiện lòng tự trọng.

Tất cả học sinh đưa ra quyết định hợp lý trong cuộc sống cá nhân và trách nhiệm công dân.

Các “chiến binh văn hóa” bao gồm Phyllis Schafly nổi giận vì yêu cầu các mục tiêu không thể đo lường được nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ của trường học. Dạy học định hướng đầu ra bị buộc tội là một kịch bản của tự do để biến những đứa trẻ thành một trái tim dễ thương, đồng tính luyến ái (đó là một cách diễn đạt khá nặng nề). Sự phản đối này rất quyết liệt.

Dạy học định hướng đầu ra bị cản trở nhiều hơn do thiếu hoàn toàn các bằng chứng cho thấy nó sẽ thực sự có hiệu quả. Phe đối lập tập hợp nhau lại, không có nơi đâu mà sự đồng lòng phản đối lại mạnh như các giáo viên ở các bang Pennsylvania, họ nhận thấy rằng những nội dung trong khóa đào tạo mà họ nhận được sẽ không bao giờ được sử dụng trong quá trình dạy học trên thực tế. Dạy học định hướng chuẩn đầu ra đã chết trong sự lặng lẽ.

Nhưng Dạy học định hướng năng lực theo nhiều cách là tái chế chính sách thất bại trước đó, với một số lỗ hổng ban đầu đã được điền thế vào. Giờ đây chúng ta có Common Core và / hoặc mỗi tiêu chuẩn sẵn sàng cho đại học và nghề nghiệp của tiểu bang, cái này hoàn toàn không được gọi là “tiêu chuẩn chung” để định hướng các mục tiêu. Chúng tôi có các nhà cung cấp phần mềm đang xếp hàng với các chương trình giúp quản lý học sinh với nhiều trình độ khác nhau. Rất nhiều giáo viên nhiệt tình về khả năng thu thập tất cả các sản phẩm của học sinh, lưu nó lại thành file  để “giải trí” nhiều hơn là hiệu quả.

Công nghệ cho phép phiên bản dạy học định hướng năng lực cải tiến dạy học dựa trên chuẩn đầu ra, nhưng nó không khắc phục được các vấn đề như thiếu bằng chứng cho thấy hệ thống này hoạt động hiệu quả. Và dạy học phát triển năng lực vẫn chứa phần tồi tệ nhất của dạy học định hướng đầu ra – khái niệm giáo dục chỉ là học cách thực hiện một loạt các nhiệm vụ được chỉ định. Giáo dục sẽ được biến thành bảng checklist của các tiêu chuẩn (kĩ năng/năng lực) – xin chúc mừng! Bạn đã là một giáo viên đang dạy học phát triển năng lực! Đó là tất cả những gì nó có! Tất nhiên, điều đó cũng đưa chúng ta trở lại vấn đề đã giết chết Dạy học định hướng đầu ra lần trước – nhưng một cách chính xác ai là người quyết định những tiêu chí trong danh sách các kĩ năng/ năng lực đó?

Peter Greene

Táo Giáo Dục dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.