Đào tạo “Dạy học phát triển năng lực học sinh” – Trường THPT Nguyễn Gia Thiều

0 7
Trong một bài viết về Dạy học phát triển năng lực, tác giả Heidi Hayes Jacobs, có nói về chiếc ghế trống trong các buổi đào tạo giáo viên. Bà nói rằng, khi bắt đầu buổi đào tạo ở các trường học và cơ sở giáo dục, bao giờ bà cũng chọn một chiếc ghế trống, đặt ở vị trí trung tâm và yêu cầu các giáo viên tưởng tượng rằng, có một em học sinh đang ngồi trên chiếc ghế đó. Thậm chí, bà còn viết rõ tên của một số học sinh và đặt lên trên đó. Điều này như nhắc nhở các giáo viên tham gia chương trình đào tạo, về những gì họ đã, đang và sẽ làm. Mỗi điều được thảo luận trong buổi đào tạo, mỗi kế hoạch hành động đưa ra cần lấy hoc sinh làm trung tâm.
Thật tình cờ, trong buổi đào tạo giáo viên ở trường THPT Nguyễn Gia Thiều ngày hôm đó, có một em học sinh tham dự ngay từ đầu (để viết bài truyền thông). Và thế là, thay vì mời các thầy cô đóng vai học sinh và trải nghiệm, các thầy cô giáo được nhìn thấy học sinh trải nghiệm trực tiếp các thử thách và cảm nhận được những “vấn đề” trong quá trình giảng dạy nói chung, dạy học phát triển năng lực nói riêng.
Thông qua những trải nghiệm của em học sinh trong buổi đào tạo, tôi nhận ra một điều, dường như trong cuộc cải cách này, học sinh không hề có “tiếng nói” và “sự lựa chọn”. Khi mà chúng ta – người lớn nói rất nhiều về “lấy học sinh làm trung tâm” đề cao việc “hình thành và phát triển năng lực phẩm chất của người học” nhưng liệu đó có thực sự là những điều mà học sinh muốn hay chỉ là điều mà người lớn nghĩ rằng nó tốt cho học sinh?
Táo Đào Tạo

Leave A Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.