Chiến thuật đánh giá cho các hoạt động nhóm

Đánh giá học sinh khi chúng tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc dự án không thể thực hiện theo cách như đánh giá cá nhân. Sản phẩm cuối cùng phải là kết quả tổng hợp của những gì học sinh đã làm việc và hợp tác cùng nhau. Tuy nhiên, đôi khi rất khó để biết ai đã tham gia và tham gia ở mức độ nào.

0 1.908

Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, một trong những yếu tố khiến giáo viên cảm thấy khó khăn, đó là việc đánh giá các hoạt động nhóm. Hãy cùng khám phá các phương pháp chấm điểm để đánh giá nhóm học sinh trong lớp học. Sử dụng những đánh giá này để nâng cao hiệu quả của các dự án nhóm và đảm bảo yếu tố công bằng cho mọi học sinh.

Đánh giá học sinh khi chúng tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc dự án không thể thực hiện theo cách như đánh giá cá nhân. Sản phẩm cuối cùng phải là kết quả tổng hợp của những gì học sinh đã làm việc và hợp tác cùng nhau. Tuy nhiên, đôi khi rất khó để biết ai đã tham gia và tham gia ở mức độ nào. Để tránh tình trạng có học sinh làm việc chăm chỉ, nhưng có học sinh chỉ thụ đồng ngồi chờ bạn ra kết quả, và đảm bảo việc khen thưởng, khuyến khích đúng lúc, đúng chỗ, giáo viên phải tạo ra các hệ thống đánh giá rõ ràng cho mọi thành viên trong nhóm.

Đảm bảo đánh giá nhóm chính xác và công bằng với các phương pháp phân loại dưới đây

  1. Vé vào cửa

Đây là phương pháp tốt để đảm bảo tất cả các học sinh trong nhóm cùng thực hiện công việc nghiên cứu và đóng góp cho dự án. Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân bên ngoài lớp trong bài tập nhóm, bằng cách hoàn thành một bảng tính, hoặc viết hoặc trả lời các câu hỏi thảo luận. Sau đó, học sinh mang các sản phẩm cá nhân đến lớp. Điều này được xem như vé vào cửa trong một rạp chiếu phim. Nếu học sinh không sản phẩm, tức là không có vé tham gia vào công việc nhóm ngày hôm đó. Nếu học sinh không được tham gia thì cả lớp sẽ bị trừ một mức điểm nào đó.

  1. Báo cáo nhóm

Các hoạt động nhóm là một cách tuyệt vời để thu hút học sinh tham gia, trang bị cho học sinh một tiến trình học tập của cá nhân. Tuy nhiên, có nguy cơ một số học sinh giỏi hoặ chăm chỉ sẽ làm tất cả các công việc, trong khi những học sinh khác chỉ ngồi yên đợi kết quả. Một cách hiệu quả để chống lại điều này là yêu cầu học sinh viết một báo cáo phân công lao động ngắn gọn của các thành viên trong nhóm.

Các báo cáo này có thể bao gồm thông tin như tần suất học sinh gặp mặt nhau, nhưng người có mặt, người đã thực hiện phần nào của dự án nhóm hoặc bài tập, v.v. Một báo cáo như thế này có hai lợi ích – nó xác định các học sinh đã đóng góp như thế nào vào hoạt động, cho giáo viên cơ sở để có thể chấm điểm. Học sinh có thể tự chọn hoặc giáo viên phân công vai trò của từng thành viên trong nhóm. Một số vai trò của các thành viên như: nhóm trưởng, thư kí, người giám sát, người thực hiện,v.v … Học sinh có thể trao đổi vai trò. Điều này sẽ giúp cho tất cả học sinh đều phải làm việc trong quá trình hoạt động nhóm. Nó sẽ là một cơ sở để đánh giá về các điểm mạnh và điểm yếu của các học sinh khác nhau, giữ cho khối lượng công việc công bằng và sẽ giúp phát triển các kỹ năng của học sinh.

  1. Đầu vào ngang hàng

Đánh giá và phản hồi ngang hàng yêu cầu học sinh quan sát các sản phẩm của nhau và đánh giá nó theo các tiêu chí đã được thỏa thuận trước. Sau đó, có thể cung cấp các thông tin phản hồi về công việc và các điểm đã làm tốt.

Sử dụng các đánh giá cá nhân và ngang hàng, giáo viên có thể giải quyết nhiều vấn đề xung quanh tính công bằng và độ tin cậy trong các dự án nhóm. Không giống như đánh giá cá nhân, việc đánh giá nhóm công khai hơn và có trách nhiệm minh bạch các tiêu chí và thực hiện quá trình đánh giá. Ngoài ra, nó sẽ giúp bạn đánh giá kỹ năng phân tích và nhận thức của học sinh. Đồng thời, việc đánh giá lẫn nhau cũng hữu ích cho đối với học sinh, vì nó mang lại cơ hội để hiểu rõ hơn về các tiêu chí đánh giá trong các nhiệm vụ học tập và học hỏi từ các ví dụ về cách học sinh khác đã giải quyết một nhiệm vụ và có thể nhận lời khuyên từ các bạn mình.

Nguồn: K12teacherstaffdevelopment.com

Táo Giáo Dục dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.