CÁC THẦY CÔ, LÀM ƠN HÃY CÓ THÊM SỰ KIÊN NHẪN!
Tôi không chắc rằng nó có ích hay không, nhưng tôi vẫn khuyên các thầy cô hãy bổ sung kiến thức về giáo dục đặc biệt. Hãy kết nối với các giáo viên khác, hãy tham gia các hội thảo về trẻ tự kỉ,... hãy lắng nghe kinh nghiệm và những chia sẻ của các chuyên gia, thầy cô sẽ có được những lời khuyên hữu ích.
Tôi lớn lên và biết mình luôn khác biệt. Nhìn lại thời thơ ấu, tôi có thể thấy những điều ám ảnh tồn tại trong tôi mãi cho đến tận ngày hôm nay.
Tôi bị cô lập và tách biệt với mọi người, phải sống trong thế giới của riêng mình. Tôi là một người khác trong thế giới tưởng tượng của riêng tôi. Tôi không bao giờ dám tương tác với các bạn, tôi bị bắt nạt và bị đẩy ra khỏi một nhóm. Trường học với tôi là điều đặc biệt khó khăn. Trong những ngày ở trường trẻ tiểu học và trung học cơ sở, tôi đã có một hoặc hai người bạn. Không bao giờ tôi được tham gia vào một nhóm bạn nào đó. “đần đồn” và “chậm chạp” là một biệt danh khác của tôi. Tôi đần độn không? có, không bao giờ tôi có thể bắt được một quả bóng. Sự kém cỏi trong các môn thể thao so với những đứa trẻ khác nên tôi ít được các bạn yêu quý và bị đẩy sang một bên. Bố tôi đã cố dạy tôi đi xe đạp, nhưng tôi cứ bị ngã. Ông ấy không biết tại sao. Bố tôi đã giải thích với bác sĩ của tôi về những vấn đề tôi gặp phải. Nhưng phản ứng của bác sĩ chỉ là một lời giải thích: một số đứa trẻ sẽ phát triển chậm hơn bình thường.
Tôi đã có một khoảng thời gian tồi tệ ở trường học. Tôi gặp rắc rối do trí nhớ kém và thiếu khả năng tư duy. Tại sao con lại không hiểu? Các thầy cô giáo dường như đã không dùng những từ tốt đẹp lắm khi nói về tôi và những đứa trẻ đặc biệt. Họ thích những đứa trẻ có khả năng hơn những đứa trẻ cần được hỗ trợ. Có lẽ giáo viên không bao giờ biết cách hỗ trợ những đứa trẻ đặc biệt.
Những hoạt động hỗ trợ của giáo viên chưa bao giờ thực sự hữu ích. Các giáo viên chỉ đến và đi, con những khó khăn thì vẫn ở lại.
Tôi hiểu rằng trường học có rất nhiều các môn học được dạy. Nhưng có quá nhiều thứ khiến tôi không thích. Tôi không có chỗ ngồi riêng, thực tế là tôi không có sự hỗ trợ riêng nào. Mọi thứ đã quá quen với những học sinh khác, vì vậy chúng tôi sẽ được đặt vào cùng một chiếc thuyền nếu giáo viên muốn.
Tôi vật lộn qua thời tiểu học, nhưng thời trung học là những năm tồi tệ nhất trong cuộc đời đúng theo nghĩa đen. Tôi và anh trai tôi là hai học sinh thiểu số duy nhất trong trường và học sinh đặc biệt, tôi cảm thấy rất cô đơn và tôi bị trêu chọc, bị bắt nạt hàng ngày. Nhiều người gọi tôi là “thằng đần” “thằng ngu” ở trường. Tôi phải chấp nhận sự xúc phạm đó và tiếp tục đi học. Giáo viên không bao giờ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn việc trêu chọc đó. Điều đó làm cho tôi nghĩ rằng chính các giáo viên cũng nghĩ như vậy.
Về khuyết tật, theo như mọi người quan sát thì tôi không có khuyết tật gì. Tôi chỉ chậm chạp và vụng về.
Khi tôi đã được chẩn đoán Asperger (một dạng hội chứng bệnh rối loạn phát triển) thật nhẹ nhõm khi biết rằng tôi không phải là người ‘đần độn’ tôi chỉ khác biệt. Bây giờ tôi đã biết tại sao tôi lại như vậy. Tôi đã tham gia chương trình giáo dục đặc biệt và tôi đã làm tốt hơn rất nhiều vì tôi đã phát hiện ra các phương pháp giảng dạy tốt hỗ trợ nhận thức của tôi.
Nhìn lại việc học ở trường, điều đầu tiên tôi mong muốn tất cả các giáo viên của mình là sự kiên nhẫn. Đó là điều cần thiết số một trong danh sách những phẩm chất để trở thành một giáo viên giỏi. Bạn có thể nổi nóng với những đứa trẻ không nhận được đồ dùng học tập. Nhưng giáo viên phải dừng lại, hít một hơi và thay đổi cách tiếp cận với những học sinh như tôi. Vì chúng cần được đối xử như vậy.
Thứ hai, các giáo viên nên tìm kiếm các phương pháp giảng dạy thay thế. Ví dụ, chia học sinh thành các nhóm nhỏ hơn và tham gia vào một số loại hoạt động thực tế. Giáo cụ trực quan hoặc giảng dạy video sẽ giúp tôi rất nhiều. Những học sinh tự kỷ có thể học tốt hơn qua video. Nó cho phép chúng ta tua lại nếu chúng ta bỏ lỡ một điều gì đó, bạn có thể làm điều đó trong cuộc sống thực không?
Thứ ba, giáo viên phải chỉ cho học sinh cách học. Tôi không biết cách học nên tôi luôn cảm thấy chật vật. Tôi chỉ phát hiện ra sơ đồ tư duy và học tập trực quan ở uổi 30 và nó đã làm nên điều kỳ diệu. Vì vậy, đối với bất kỳ giáo viên nào đang dạy một người khuyết tật hoặc một học sinh đặc biệt, hãy dạy học sinh của mình cách học.
Thứ tư, có cảm tình với những học sinh đang gặp khó khăn. Có một lý do cơ bản tại sao chúng ta không thể bình tĩnh và giải thích mọi thứ. Đơn giản vì chúng ta không thích học sinh đó phải không?
Thứ năm, khuyến khích chúng tôi và nói rằng chúng tôi có thể làm mọi thứ. Khi giáo viên hét lên vào mặt tôi, hay la mắng, nó không làm tôi cảm thấy có động lực hơn, nó chỉ khiến tôi cảm thấy bất lực và tuyệt vọng. Hãy khuyến khích với một thái độ nhiệt tình rằng “con có thể làm mọi thứ”. Sự cổ vũ, khuyến khích và hỗ trợ luôn giúp chúng tôi. Nụ cười khi đó sẽ nở trên khuôn mặt của chúng tôi.
Thứ sáu, cho phép chúng tôi dành thời gian đi ra ngoài. Nghỉ giải lao có thể giúp hấp thụ thông tin và cũng giúp chúng ta chống lại các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Thứ bảy, khuyến khích sử dụng công nghệ hỗ trợ như thay văn bản bằng lời nói để cải thiện kĩ năng đọc. Tôi thấy việc đọc văn bản gặp nhiều khó khăn nên có một máy tính để nói lại cho tôi, điều đó thực sự có ích.
Cuối cùng, nên có thêm các cố vấn học tập. Một giáo viên trên lớp không phải là người cố vấn thực sự. Nó sẽ phải là một người khác đóng vai trò là người hỗ trợ và giúp chúng tôi lên tiếng. Một người nào đó sẽ là người ở giữa. Một người có khuynh hướng lắng nghe và luôn đồng hành để giúp đỡ, tìm kiếm và cung cấp thông tin, sự hỗ trợ cho học sinh.
Một người cố vấn mà không bao giờ la hét hay quát nạt học sinh mà đơn giản chỉ ở đó để hỗ trợ chúng tôi.
Vì vậy, để dạy những học sinh đặc biệt, nhất là những học sinh Asperger, lời khuyên của tôi sẽ là:
KIÊN NHẪN
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THAY ĐỔI
DẠY CÁCH HỌC
CẢM THÔNG
SỰ KHUYẾN KHÍCH
CHO PHÉP THÊM THỜI GIAN
KHAI THÁC SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ
CÓ THÊM CỐ VẤN HỌC TẬP
Để kết thúc, tôi không chắc rằng nó có ích hay không, nhưng tôi vẫn khuyên các thầy cô hãy bổ sung kiến thức về giáo dục đặc biệt. Hãy kết nối với các giáo viên khác, hãy tham gia các hội thảo về trẻ tự kỉ,… hãy lắng nghe kinh nghiệm và những chia sẻ của các chuyên gia, thầy cô sẽ có được những lời khuyên hữu ích. Và cuối cùng tôi vẫn muốn nhắn cùng các thầy cô giáo đang dạy những đứa trẻ “đặc biệt”, LÀM ƠN HÃY CÓ THÊM SỰ KIÊN NHẪN!
Câu chuyện của Moe
Táo Giáo Dục dịch