Xây dựng kỹ năng đọc văn bản tự sự cho học sinh THCS & THPT – Bộ 17 kỹ năng tương tác và tìm hiểu văn bản
Bộ tài liệu “Xây dựng kỹ năng đọc văn bản tự sự” được xây dựng nhằm hỗ trợ các thầy cô tổ chức Dạy học phát triển năng lực trong môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. Nó sẽ cung cấp cho các thầy cô một bộ công cụ chi tiết để có thể hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự. Tài liệu có 2 phần chính và bao gồm hướng dẫn bài giảng cho 17 kỹ năng:
Bộ tài liệu “Xây dựng kỹ năng đọc văn bản tự sự” được xây dựng nhằm hỗ trợ các thầy cô tổ chức Dạy học phát triển năng lực trong môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. Nó sẽ cung cấp cho các thầy cô một bộ công cụ chi tiết để có thể hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự.
Tài liệu có 2 phần chính và bao gồm hướng dẫn bài giảng cho 17 kỹ năng:
• Kỹ năng 1 – Kết nối
• Kỹ năng 2 – Dự đoán
• Kỹ năng 3 – Hình dung
• Kỹ năng 4 – Tóm tắt
• Kỹ năng 5 – Xác định nghĩa của từ theo ngữ cảnh
• Kỹ năng 6 – Suy nghĩ về văn bản

𝑁ℎ𝑎̂𝑛 𝑣𝑎̣̂𝑡
• Kỹ năng 7 – Phân tích tính cách nhân vật
• Kỹ năng 8 – Phân tích quan điểm của nhân vật
𝐵𝑜̂́𝑖 𝑐𝑎̉𝑛ℎ
• Kỹ năng 9 – Xác định bối cảnh
𝑁𝑔𝑜̂𝑖 𝑘𝑒̂̉
• Kỹ năng 10 – Xác định góc nhìn
𝑆𝑢̛̣ 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑐ℎ𝑖 𝑡𝑖𝑒̂́𝑡
• Kỹ năng 11 – Giải mã chi tiết
• Kỹ năng 12 – Phân tích vấn đề và giải pháp
• Kỹ năng 13 – Phân tích nguyên nhân và hệ quả
• Kỹ năng 14 – So sánh các yếu tố của văn bản
• Kỹ năng 15 – Phân tích các biện pháp tu từ
• 𝐻𝑜𝑎̣𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑚𝑜̛̉ 𝑟𝑜̣̂𝑛𝑔 – Bản đồ đọc thơ
𝐶𝑜̂́𝑡 𝑡𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛
• Kỹ năng 16 – Sơ đồ hóa cốt truyện
𝐶ℎ𝑢̉ đ𝑒̂̀
• Kỹ năng 17 – Rút ra ý nghĩa/ chủ đề
Với mỗi kỹ năng giáo viên sẽ được chỉ ra:
1. Kỹ năng mục tiêu
2. Mô tả ngắn gọn về kỹ năng
3. Tại sao kỹ năng này quan trọng
4. Tiến trình bài giảng hướng dẫn kỹ năng cho học sinh gồm 3 phần: Giáo viên làm mẫu, học sinh thực hành – Học sinh thực hiện nhiệm vụ phân hóa theo cấp độ – Học sinh thực hiện Suy ngẫm và Viết phản hồi
5. Bộ mẫu phiếu hoạt động phân hóa theo 3 cấp độ: Giới thiệu, Trung bình và Thử thách
6. Phiếu suy ngẫm, phản hồi, hình thành kỹ năng từ bên trong
7. Câu hỏi gợi ý theo cấp độ tư duy để giáo viên mở rộng hoạt động cho học sinh
Các tác phẩm tự sự chiếm một phần khá lớn trong văn học trong nhà trường. Tuy nhiên, các tác phẩm này thường được sáng tác trong hoàn cảnh và điều kiện khác với môi trường sống hiện tại của học sinh. Những rào cản về kiến thức, văn hóa, ngôn ngữ và trải nghiệm khiến cho học sinh khó có thể tiếp nhận hay cảm thụ các tác phẩm này một cách trọn vẹn. Do đó, nhiệm vụ của người giáo viên là giúp cho khoảng cách này được thu hẹp lại thông qua các hướng dẫn về đọc hiểu.
Do giới hạn về thời gian, áp lực về các kỳ thi, cũng như cho rằng các em học sinh đã có khả năng đọc thông thạo nên các giáo viên Ngữ văn ở cấp Trung học không chú trọng nhiều vào việc đọc văn bản, thường đi ngay vào việc phân tích tác phẩm, bỏ qua hoặc dành ít thời gian cho học sinh đọc sâu, tìm hiểu kỹ và trải nghiệm văn bản. Trong khi đó, đọc hiểu là kỹ năng cơ bản đầu tiên để giúp cho học sinh phát triển năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm, từ đó có nền tảng để viết bài nghị luận, cũng như phát triển câu chuyện của riêng mình.
Với bộ tài liệu này, mong đợi của chúng tôi là cùng với các thầy cô giúp các em có được những trải nghiệm tốt hơn với môn Ngữ Văn trong nhà trường nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung. Không chỉ giúp các em thấy được cái hay, vẻ đẹp của các tác phẩm, mà còn có được hứng thú và kỹ năng để tìm hiểu thêm nhiều tác phẩm khác bên ngoài nhà trường.
Mong rằng bộ tài liệu sẽ là một người bạn hữu ích đối với các thầy cô và giúp các em học sinh học tập hiệu quả và có hứng thú hơn với văn học trong nhà trường.