20 nguyên tắc tâm lí giúp học sinh học tập hiệu quả hơn (phần 2)

Mặc dù đây không phải là một danh sách đầy đủ các nghiên cứu tâm lý giáo dục, nó cung cấp một điểm khởi đầu quan trọng để cải thiện kết quả giảng dạy và học tập.

0 6.252

Động lực: Điều gì thúc đẩy học sinh?

Học sihn có động cơ và quan tâm đến học tập thì thành công hơn. CPSE đã chỉ ra những cách quan trọng nhất giúp tăng động lực và sự tham gia của học sinh.

  1. Động lực bên trong

Học sinh có xu hướng thích học và làm tốt hơn khi tự họ muốn làm chứ không phải do tác động bên ngoài.

Nguyên tắc này chú trọng cách thức giáo viên có thể thúc đẩy động lực bên trong của học sinh thông qua các hoạt động và thực hành trên lớp, hỗ trợ nhu cầu cơ bản của học sinh, giúp họ cảm thấy tự chủ. Cần lưu ý rằng không phải tất cả những thứ quan trọng đều trở thành động lực bên trong của học sinh và có một nơi dành cho động lực bên ngoài trong giáo dục. Trong bài học về động cơ, khi các động lực bên trong và bên ngoài thường được thảo luận, học sinh có thể kiểm tra các động cơ cá nhân và cách chúng ảnh hưởng đến sự thành công của một cá nhân. Cuối cùng, học sinh có thể xem các nghiên cứu liên quan đến hiệu ứng quá đà (xảy ra khi một động lực bên ngoài làm giảm động cơ bên trong của một người khi thực hiện một nhiệm vụ), cũng được thảo luận trong nguyên tắc này.

Để biết thêm thông tin về động cơ và hiệu ứng quá đà, chúng ảnh hưởng thế nào đến thành tích của học sinh, hãy xem bài diễn văn TED của nhà tâm lý học Dan Pink.

  1. Mục tiêu chủ yếu

Học sinh vẫn kiên trì đối mặt với những nhiệm vụ đầy thách thức và xử lý thông tin sâu sắc hơn khi họ chấp nhận mục tiêu chủ yếu chứ không phải là mục tiêu thực hiện.

Học sinh hình thành những mục tiêu chủ yếu tập trung vào việc đạt được các kỹ năng mới hoặc tăng khả năng hiện có, nhưng học sinh phát triển các mục tiêu thực hiện thường chỉ tập trung vào việc thể hiện khả năng thích nghi. Khi học sinh đặt ra các mục tiêu về hiệu quả, họ có khuynh hướng tránh những nhiệm vụ có thể phơi bày những điểm yếu và chấm dứt những cơ hội bị bỏ lỡ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng mới. Những người có mục tiêu chủ yếu nhiều khả năng sẽ được khuyến khích học những kỹ năng mới và đạt được trình độ năng lực cao hơn. Nguyên tắc 10 cung cấp các phương pháp cụ thể trong tổ chức hướng dẫn có thể sử dụng nhằm giúp học sinh chọn ra mục tiêu chủ yếu về hiệu suất mặc dù trong một số trường hợp nhất định như thi đấu, mục tiêu thực hiện có thể phù hợp hơn.

  1. Kỳ vọng của giáo viên

Kỳ vọng của giáo viên ảnh hưởng đến cơ hội học tập của học sinh, động lực và kết quả học tập của các em.

Những niềm tin mà giáo viên đặt nơi học sinh ảnh hưởng đến cơ hội học tập, động cơ và kết quả học tập của các em. Nghiên cứu tâm lý đã tìm ra cách để giáo viên truyền đạt những kỳ vọng cao cho tất cả học sinh và tránh tạo ra những lời dự đoán tiêu cực. Khi thảo luận về các lời dự đoán tự hoàn thành và nghiên cứu của Rosenthal và Jacobson trong đơn vị tâm lý xã hội, Nguyên tắc 11 có thể được sử dụng nhằm cho học sinh biết cách ngăn chặn những lời dự đoán tự hoàn thành tiêu cực.

  1. Thiết lập mục tiêu

Xác định các mục tiêu ngắn hạn (gần), rõ ràng và vừa phải, thúc đẩy động lực hơn là thiết lập các mục tiêu dài hạn (xa), chung chung và quá đánh đố.

Nguyên tắc này giải thích cách học sinh có thể sử dụng các mục tiêu ngắn hạn (gần), cụ thể và vừa phải nhằm nâng cao sự tự tin và thiết lập hướng đến các mục tiêu lớn hơn. Học sinh nên duy trì ghi chép sự tiến bộ của mình mà cả học sinh và giáo viên đều thấy được. Sau khi học sinh trải nghiệm thành công với các mục tiêu gần tương đối thử thách, họ sẽ dễ thích nghi với các nhiệm vụ khó, đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các cá nhân đạt thành tích. Kết quả là, họ sẽ có khả năng đạt được mục tiêu xa hơn. Các bí kíp dựa trên nguyên tắc này có thể dễ dàng áp dụng nhằm tạo ra các bài tập lớp hấp dẫn, tạo động lực trong phần giới thiệu chương trình giảng dạy tâm lý học.

Các khía cạnh xã hội và cảm xúc: Tại sao bối cảnh xã hội, mối quan hệ giữa các cá nhân và hạnh phúc tinh thần lại quan trọng đối với việc học của học sinh?

Những nguyên tắc này phản ánh tầm quan trọng của mối quan hệ, văn hoá, cộng đồng và hạnh phúc trong học tập. Họ tập trung vào việc giáo viên có thể giúp học sinh bằng cách duy trì mối quan hệ lành mạnh với họ và quan tâm đến cuộc sống của họ bên ngoài lớp học.

  1. Bối cảnh xã hội

Học tập nằm trong nhiều bối cảnh xã hội.

Nguyên tắc 13 nhấn mạnh đến cách các học sinh của các cộng đồng khác nhau (ví dụ: gia đình, nhóm bạn cùng trang lứa, trường học, khu phố) và văn hoá của họ (ví dụ như ngôn ngữ, niềm tin, giá trị và các chuẩn mực hành vi) ảnh hưởng đến học tập. Nguyên tắc này liên quan đặc biệt tới nhiều khái niệm mượn từ tâm lý xã hội (ví dụ, định mức, lý thuyết phân bổ, văn hoá cá nhân so với tập thể) và đưa ra các gợi ý để kết hợp văn hoá vào các đơn vị kiến thức nhằm thúc đẩy sự tham gia của học sinh và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn. Các lớp tâm lý học đề xuất có thể kết hợp các cơ hội cho học sinh tham gia vào cộng đồng lớn hơn thông qua các dự án dịch vụ học tập, các diễn giả khách mời và các câu lạc bộ tâm lý. TOPSS đã phát triển một mô-đun giảng dạy bao gồm các thông tin cơ bản và các hoạt động nhằm mở rộng sự hiểu biết của học sinh về văn hoá và bối cảnh xã hội có tiêu đề Giới thiệu về Tâm lý học Giao lưu văn hóa.

  1. Quan hệ liên cá nhân

Quan hệ liên cá nhân và sự giao tiếp rất quan trọng đối với quá trình dạy và học, cũng như sự phát triển về mặt xã hội của học sinh.

Nguyên tắc này cung cấp hướng dẫn chi tiết và cụ thể để cải thiện cả quá trình dạy-học lẫn sự phát triển về mặt xã hội của học sinh. Xem thêm mô-đun giảng dạy của APA về cải thiện mối quan hệ của học sinh với giáo viên hướng đến sự hỗ trợ cần thiết cho việc học dựa trên nguyên tắc này.

  1. Hạnh phúc

Hạnh phúc tinh thần ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục, quá trình học tập và phát triển.

Các thành phần khác nhau của hạnh phúc tinh thần có thể liên quan đến nhiều đơn vị kiến thức tâm lý học, như sự tự nhận thức và lòng tự trọng (tâm lý xã hội), khả năng tự tin và vị trí kiểm soát (động lực và tính cách), kỹ năng đối mặt với hạnh phúc và cảm xúc (cảm xúc và căng thẳng). TOPSS đã phát triển một mô đun giảng dạy bao gồm thông tin cơ bản và các hoạt động liên quan đến tâm lý học mãn tính (PDF, 164KB) và khoa học về cải thiện tình cảm tinh thần.

Bối cảnh và học tập: Làm thế nào để lớp học được quản lý tốt nhất?

Hai nguyên tắc liên quan đến quản lý lớp học nhấn mạnh làm thế nào để phát triển một môi trường lớp học giúp tăng cường học tập.

  1. Thực hiện lớp học

Các kỳ vọng về hành vi trong lớp học và tương tác xã hội được học và có thể được dạy bằng các nguyên tắc hành vi đã được kiểm chứng và sự hướng dẫn hiệu quả trong lớp học.

Nhiều ý tưởng dựa trên nghiên cứu được trình bày cho cả việc điều chỉnh các hành vi không thích hợp của học sinh và việc tạo ra hành vi thay thế thích hợp ở cả lớp học cũng như trong toàn trường. Xem thêm mô-đun giảng dạy và các video của APA về quản lý lớp học.

  1. Sự kì vọng và hỗ trợ

Quản lý lớp học hiệu quả dựa trên (a) sự thiết lập và truyền đạt những kì vọng cao, (b) luôn nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực, và (c) cung cấp mức sự hỗ trợ nhiệt tình cho học sinh.

Nguyên tắc này nêu bật các kỹ thuật thực tiễn nhằm tạo ra một nền văn hoá học tập cao và hành vi tích cực ở cả cấp lớp và cấp trường.

Đánh giá: Sự tiến bộ của học sinh được đánh giá như thế nào?

Ba nguyên tắc trong quá trình đánh giá các phương pháp thảo luận của học sinh để tạo ra và thực hiện các đánh giá hợp lệ, công bằng, góp phần vào việc học tập của học sinh.

  1. Đánh giá quá trình và tổng kết

Đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết đều quan trọng và hữu ích, nhưng chúng đòi hỏi các cách tiếp cận và diễn giải khác nhau.

Các đánh giá ban đầu thường được sử dụng như là một phần của việc thực hành hàng ngày và được đưa ra trước hoặc trong khi giảng dạy. Các công cụ này được thiết kế để thu thập bằng chứng về sự tiến bộ của học sinh, cung cấp hướng dẫn hiệu quả. Mặt khác, đánh giá tổng kết đánh giá tổng thể quá trình học tập của học sinh hoặc hiệu quả của chương trình và thường được sử dụng khi kết thúc một đơn vị kiến thức hoặc khóa học, do đó, có tác động hạn chế hơn đến việc giảng dạy hiện tại. Thường xuyên sử dụng đánh giá quá trình kèm theo hướng dẫn ngay lập tức và cụ thể giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập và có trách nhiệm hơn với quá trình học tập của bản thân. Việc phân tích dữ liệu thu thập thông qua đánh giá quá trình cho phép giáo viên phân hóa trong dạy học và hỗ trợ các cá nhân một cách thích hợp. Xem thêm mô-đun giảng dạy APA về đánh giá quá trình.

  1. Phát triển đánh giá

Kỹ năng, kiến ​​thức và khả năng của học sinh được đánh giá tốt nhất khi quá trình đánh giá dựa trên khoa học tâm lý với các tiêu chuẩn được xác định rõ ràng về chất lượng và sự công bằng.

Đánh giá quá trình và đánh giá tổng thể cần được xác nhận độ tin cậy và tính hợp lệ. Top 20 tài liệu cung cấp hướng dẫn với 4 câu hỏi thiết yếu có thể được sử dụng để kiểm tra hiệu lực tổng thể của một đánh giá cụ thể nhằm đo lường kiến thức của học sinh và cho lời khuyên để đo độ tin cậy. Các giáo viên có thể nâng cao độ tin cậy và tính hợp lệ của các bài đánh giá phát triển và đánh giá tổng kết bằng cách sắp xếp các mục tiêu học tập, phân tích, thảo luận kết quả với các nhà giáo dục khác và theo dõi kết quả nhằm thấy được khác biệt giữa các nhóm học sinh. Trong việc đánh giá độ thông minh và khác biệt cá nhân, nên chứng minh cho học sinh các kỳ thi mà họ đang thực hiện có tính hợp lệ về nội dung bằng cách minh hoạ phương thức đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia về Các học trình Tâm lý của cấp trung học.

  1. Đánh giá đánh giá

Ý nghĩa của dữ liệu đánh giá phụ thuộc vào sự giải thích rõ ràng, thích hợp và công bằng.

Việc giảng dạy có hiệu quả đòi hỏi giáo viên giải thích chính xác các kết quả thi và truyền đạt rõ ràng các kết quả cho học sinh, phụ huynh. Học sinh có thể sử dụng những gì họ đã học về kiểm tra và thống kê để đánh giá độ tin cậy và tính hợp lệ của các bài kiểm tra khác nhau được đưa ra trong lớp. Các cuộc thảo luận về số liệu thống kê có tính mô tả có ý nghĩa hơn khi học sinh tự kiểm tra đánh giá.

Kết luận

Chắc chắn sẽ có sự tranh luận về 20 nguyên tắc hàng đầu và nhiều sự thực hành giáo dục dựa trên các nghiên cứu không được đưa vào tài liệu. Mặc dù đây không phải là một danh sách đầy đủ các nghiên cứu tâm lý giáo dục, nó cung cấp một điểm khởi đầu quan trọng để cải thiện kết quả giảng dạy và học tập. 20 nguyên tắc hàng đầu đã được kiểm chứng trong nhiều năm dựa trên các tài liệu chính liên quan đến khoa học giảng dạy và mục đích của dự án không phải là cung cấp một danh sách toàn diện, mà là một lựa chọn ưu tiên. Những nguyên tắc này rất hữu ích cho người dạy nhưng cũng có thể được kết hợp vào chương trình giảng dạy tâm lý như là những ví dụ về cách mà tâm lý học ứng dụng được vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Đồng thời, các nguyên tắc này sẽ giúp học sinh phát triển các kỹ năng học tập hiệu quả hơn trong tất cả các lớp học của mình.

Đặng Thanh Hiền dịch

Tác giả: Nancy Fenton

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.